08 lỗi ngụy biện gây cản trở sự phát triển sự nghiệp của bạn

 

Các lỗi ngụy biện thường xuất hiện trong các cuộc tranh luận, làm chệch hướng và làm giảm chất lượng của chủ đề. Các lỗi ngụy biện được hiểu là các lập luận sai về mặt logic khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu khi tranh luận. Dưới đây là một số lỗi ngụy biện thường gặp trong tranh luận gây cản trở sự phát triển sự nghiệp của bạn, được tổng hợp lại một cách dễ tiếp cận nhất.

1.Tấn công vào hoàn cảnh (Circumstantial ad Hominem)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chọn cách chứng minh đối phương sai bằng cách chỉ ra rằng luận điểm của đối phương đơn thuần tới từ hoàn cảnh (thân thế, nghề nghiệp,…) của họ.
Ví dụ: Cậu bảo vệ những người giàu là vì cậu giàu.
Vấn đề: Trong tranh luận, chúng ta chỉ quan tâm tới luận điểm và cách lập luận.

2.Được nhiều người tin thì đúng (Appeal to Belief)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi tìm sự ủng hộ của đám đông. Họ cho rằng những gì đám đông tin tưởng luôn đúng.
Ví dụ:
A- Tôi nghĩ rằng ý kiến này sai.
B- Có thấy ai nói nó sai không mà bảo đấy là sai?
Vấn đề là: Trước thế kỷ XV, nhân loại bảo Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

3.“Nhiều người cũng làm vậy” (Appeal to Common Practice)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chứng minh mình đúng bằng cách chỉ ra rằng nhiều người cũng hành động như họ.
Ví dụ: “Tôi biết làm vậy là sai, nhưng rất nhiều người cũng đã làm vậy nên chẳng có vấn đề gì cả“.
Vấn đề là: Hầu hết mọi người làm một điều gì không có nghĩa rằng điều đó là chân lý.

4.Song đề sai (False Dilemma)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi có xu hướng lập luận: A xảy ra hoặc B xảy ra thì có thể suy ra A sai thì B đúng.
Ví dụ: Hắn làm việc xấu như vậy hắn không thể là người tốt được. Hắn là một người xấu (A: “Hắn là một người tốt” hoặc B: “Hắn là một người xấu”).
Vấn đề là: A sai không có nghĩa là B đúng do A và B có thể cùng sai hoặc cùng đúng hoặc có nhiều hơn 2 lựa chọn A và B. Lỗi ngụy biện này hay bị nhầm với phép loại suy (loại trừ hết TẤT CẢ những trường hợp không thể xảy ra thì trường hợp còn lại phải đúng).

5.Chọn “điều đứng giữa” (Middle Ground)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chọn ra một mệnh đề C “đứng giữa” hai mệnh đề đối lập A và B và cho rằng C đúng.
Ví dụ: Một người vô tội bị kết án oan và phải nộp một số tiền phạt. Dư luận cho rằng chỉ cần nộp một phần số tiền đó hoặc xử phạt hành chính là được rồi.
Vấn đề là: A,B,C thực chất là ba mệnh đề khác nhau. Lập luận này đánh lừa bởi người ta rất dễ nhầm tưởng rằng giữa “nhiều” và “ít” là “vừa đủ”.

6.Lỗi ngụy biện “Hai sai thành một đúng“ (two wrongs make a right)

Lập luận sai: Đối tượng B làm một điều X với A thì A cũng có quyền làm điều X đó với B.
Lập luận sai là bởi: Nếu một hành động sai thì có nghĩa là nó sai, bất kể có bao nhiêu người làm nó đi chăng nữa. Vì thế lập luận này không giải quyết được điều cần chứng minh.
Ví dụ:
“Tên sát nhân này đã giết người, vì thế chúng tôi có quyền thoải mái mạt sát và trừng trị hắn bằng những cách đau đớn nhất có thể”
“Hắn đã ăn trộm nên chúng tôi có quyền đánh chết hắn”.

7.”Không đúng với tôi nên nó sai”(Relativism fallacy)

Thay vì lập luận logic, người mắc lỗi đưa ra một lập luận kiểu: “Mệnh đề này không đúng với tôi nên nó sai”.
Lập luận sai là bởi: Tương tự “Với tôi thì 1+1=3 nên 1+1 không thể bằng 2 được”.
Đây là một lỗi ngụy biện nếu sự thật được nói đến là khách quan (“Ngọn núi cao 3000m”). Nếu mệnh đề được nhắc tới là tương đối (“Ngọn núi thật đẹp”), thì đây không phải lỗi ngụy biện.
Ví dụ: “Đây là một luận điểm sai, do có nhiều mâu thuẫn trong đó”. “ Với người khác có thể nói là nó sai, nhưng với tôi thì nó đúng. Vì vậy nó đúng”.

8.Lỗi ngụy biện bù nhìn rơm (Straw man)

Người mắc lỗi này bóp méo luận điểm của đối phương, sau đó chỉ trích luận điểm bị bóp méo đó và đưa ra kết luận đối phương sai.
Lập luận sai là bởi: Luận điểm bị bóp méo (B) không phải luận điểm gốc được đưa ra (A). Vì vậy B sai không có nghĩa A sai.
Ví dụ: ”Chúng ta có nên dọn dẹp lại văn phòng của mình một chút không?”
“Tháng trước chúng ta đã dọn dẹp rồi. Không cần thường xuyên như vậy chứ?”
“Đồ lười nhác! Cậu chỉ muốn giữ rác trong phòng thôi.Điều đó thật buồn cười”.

 

Nguồn: mba-mci.edu.vn

Sưu tầm: Hương Giang - P. BKS

zalo

Đặt hàng online

zalo