11 yếu tố giúp quản lý nhân sự hiệu quả trong văn hóa doanh nghiệp

 

Một doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ vào nền văn hóa doanh nghiệp rất đặc trưng của doanh nghiệp, mà cốt lõi của sự thành công đó chính là nhờ yếu tố con người. Bởi vậy, vai trò của nhà quản lý nhân sự ngày càng được đề cao, bởi họ phải là người có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và thực sự phải nắm rõ được nguyện vọng của nhân viên của mình. Văn hóa doanh nghiệp trong quản lý nhân sự đóng vai trò giúp các nhà quản trị thấu hiểu về nhân viên của mình hơn, từ đó có những cách thức hợp lý để động viên, khích lệ tinh thần các thành viên. 

Herb Kelleher – cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines với kinh nghiệm và thực tiễn quản lý của mình, đã khái quát một hệ thống tri thức khá hoàn chỉnh về văn hóa doanh nghiệp, trong đó ông đưa ra 11 yếu tố trong quản lý nhân sự cần chú ý có liên quan đến văn hóa của doanh nghiệp

Đó là:

1. Hãy tuyển dụng những người có thái độ tốt, luôn cầu tiến và nghiêm túc trong công việc. Không nên nhắm mắt cho qua với những người có kinh nghiệm, có chuyên môn và bằng cấp cao hơn nhưng thái độ không tốt trong cách cư xử, giao tiếp với đồng nghiệp, điều đó đôi khi dễ gây mất đoàn kết và rối loạn hệ thống làm việc trong công ty.
 
2. Phụ trách đào tạo nhân viên trong cả 2 lĩnh vực: Kỹ năng lãnh đạo và phục vụ khách hàng.
 
3. Phải có một đại diện khách hàng ở vị trí quan chức cấp cao nhất trong doanh nghiệp. Người này sẽ đóng vai trò trung gian, cập nhật về mọi kế hoạch và ý tưởng có ảnh hưởng tới các khách hàng từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.
 
4. Để cho mọi nhân viên trong công ty được là chính mình trong công việc. Tạo cho họ môi trường làm việc thoải mái để họ được thể hiện chân thực tính cách của mình mà không phải đeo mặt nạ công sở hay phải lo lắng về những điều lặt vặt liên quan đến nghi thức, thủ tục trong doanh nghiệp.
 
5. Luôn chào đón ngay lập tức những thành quả mà nhân viên của doanh nghiệp đạt được. Thể hiện sự quan tâm của mình tới nhân viên bằng cách tổ ghi nhớ những cột mốc quan trọng trong đời sống riêng của mỗi nhân viên như đính hôn, đám cưới, sinh nhật, sinh con và nhiều dịp lễ khác…; chia sẻ với nhân viên khi họ ốm đau hay có người thân trong nhà qua đời… Nói tóm lại, hãy trân trọng các nhân viên của mình theo khía cạnh là những con người bình thường chứ không phải chỉ là cấp dưới của mình.
 
6. Phác họa rõ ràng về những gì mà doanh nghiệp dự định sẽ làm và lý do đưa mọi người tham gia vào công việc đó, chứ đừng để họ chỉ là những người đứng ngoài, hãy cao thượng hóa mục đích mà doanh nghiệp hướng tới.
 
7. Giải quyết từng vấn đề của nhân viên một cách riêng rẽ, kịp thời và cụ thể.
 
8. Tổ chức khen thưởng những nhân viên có thành tích xuất sắc trong lao động để thề hiện sự coi trọng của mình đối với họ, tạo dựng niềm tự hào về thành tựu đạt được cùng với tấm lòng luôn luôn nghĩ tới người khác, hãy nhớ rằng những giá trị vô hình khó bắt chước có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với những giá trị hữu hình có thể mua được.
 
9. Các vị trí và chức danh đều không quan trọng, chất lượng quản lý mới là điều có ý nghĩa hơn hết. Bất kỳ ai, đang đảm nhận cương vị hay chức danh nào cũng có thể là một nhà lãnh đạo qua hành động của mình.
 
10. Thường xuyên có những cuộc trò chuyện thân mật với các nhân viên trong công ty, vừa là để hiểu thêm về cuộc sống cũng như bản thân họ, vừa là cho họ cảm thấy họ đang được quan tâm như những người bạn bình thường. Hơn thế nữa, việc truyền đạt các mục đích, ý nghĩa, cảm xúc, cảm hứng và tình cảm cũng quan trọng như việc trình bày về các số liệu và sự kiện.
 
11. Luôn là người gương mẫu trong công việc. Nếu anh không nhiệt thành với những việc anh đang làm và cũng như không nhiệt thành với những người đồng sự, anh sẽ không thể thắp sáng được tâm trí họ, sưởi ấm trái tim họ và thúc giục họ cống hiến vì một lý tưởng chung.

Lãnh đạo có nhiệm vụ định hướng sự phát triển của công ty, nhưng quản lý nhân sự mới là người giúp sự phát triển ấy đi đúng hướng. Để tránh việc tự gây áp lực và khó khăn cho bản thân, những nhà tuyển dụng nên lựa chọn những ứng viên phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp mình ngay từ vòng phỏng vấn, giúp cho người quản lý dễ dàng hơn trong việc phân phối và sắp xếp nhân sự, đảm bảo việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp được diễn ra thông suốt và lâu dài.

Một doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ vào nền văn hóa doanh nghiệp rất đặc trưng của doanh nghiệp, mà cốt lõi của sự thành công đó chính là nhờ yếu tố con người. Bởi vậy, vai trò của nhà quản lý nhân sự ngày càng được đề cao, bởi họ phải là người có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và thực sự phải nắm rõ được nguyện vọng của nhân viên của mình. Văn hóa doanh nghiệp trong quản lý nhân sự đóng vai trò giúp các nhà quản trị thấu hiểu về nhân viên của mình hơn, từ đó có những cách thức hợp lý để động viên, khích lệ tinh thần các thành viên.

Nguồn: hro.vn

Sưu tầm: Yến Nhi – P. KTSX

zalo

Đặt hàng online

zalo