20 cách rèn luyện kỹ năng đối nhân xử thế cho dân văn phòng

 

Bạn đang mong muốn đạt được nhiều thành công trong công việc để trở thành nhà lãnh đạo giỏi. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí cách rèn luyện kỹ năng đối nhân xử thế giúp bạn thành công hơn trong công việc nhé!

Trong những năm gần đây, bên cạnh những kiến thức chuyên môn thì kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối nhân xử thế luôn là điều được nhà tuyển dụng quan tâm và tìm kiếm. Những kỹ năng ấy được xem là chìa khóa để đánh giá bạn có những điểm mạnh, điểm yếu gì, có thực sự phù hợp với công việc không. Thực tế cho thấy nếu chỉ giỏi thôi chưa đủ, trong quá trình làm việc những kỹ năng, cách sống luôn được đánh giá cao và đây cũng được xem là điều quan trọng để mang đến thành công cho bạn. Cùng theo dõi tiếp bài viết để biết được những kỹ năng đối nhân xử thế nào phù hợp cho dân văn phòng nhé!

I. Đừng bao giờ phàn nàn

Con người chúng ta luôn mong muốn được hạnh phúc, thành công tuy nhiên điều đó thật khó khăn và không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như ý. Chính vì vậy chúng ta hãy tạo cho bản thân thói quen đừng bao giờ phàn nàn với người khác, đó có thể là bạn bè, người thân, đồng nghiệp... hay bất kỳ ai cũng vậy.

Trên thực tế cho thấy khi bạn phàn nàn về một vấn đề gì đó thì có khoảng 80% người không quan tâm, thậm chí còn cảm thấy khó chịu và 20% còn lại sẽ nghĩ bạn xứng đáng với những gì bạn đạt được. Apostle Paul đã có một lời khuyên rất hay đối với người Philippin là:

"Hãy làm mọi thứ mà không than vãn hay tranh cãi"

Than vãn và tranh cãi là những điều sẽ không mang lại cho bạn niềm vui, không mang lại thành công mà chỉ làm mất đi thời gian và làm cho bản thân chìm trong nỗi buồn. Thay vì than vãn thì hãy học cách lắng nghe, mỉm cười và tìm cách đối phó lại với những nghịch cảnh để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Đấy là một trong những kỹ năng đối nhân xử thế mà chúng ta luôn thiếu và cần được trau dồi.

II. Hãy cười thật nhiều

Tiếng cười luôn được ví với mười thang thuốc bổ bởi nó không chỉ mang lại được sự vui vẻ cho bản thân mà còn mang lại sự thoải mái cho tất cả những người xung quanh. Hãy đứng trước gương và tự làm cho mình cười ngay cả khi không thích. Hãy áp dụng kỹ năng đối nhân xử thế tuyệt vời này với đồng nghiệp, bạn bè xung quanh, chắc chắn kết quả nhận được sẽ thật bất ngờ đấy.

Hãy mỉm cười thật nhiều

III. Hãy lắng nghe mọi người bằng cả trái tim

Trong cuộc trò chuyện, nhất là khi làm việc nhóm sẽ tốt hơn nếu bạn và người khác đều chú tâm lắng nghe mọi người nói. Cách đối nhân xử thế bằng việc lắng nghe sẽ giúp mối quan hệ trở nên tốt hơn, đồng thời mang lại nhiều hiệu quả hơn trong công việc.

IV. Khiến đối phương thấy họ quan trọng

Kỹ năng đối nhân xử thế - tôn trọng có thể đang ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Thay vì luôn nghĩ bản thân quan trọng thì thêm vào đó hãy làm cho người khác thấy vui, hãy để người khác thấy được sự cố gắng của họ trong mắt bạn, họ là ai và đem lại những giá trị thật sự nào. Đây là một trong những cách xử lý tình huống tuyệt vời nơi công sở cũng như trong cuộc sống

V. Thể hiện lòng biết ơn khi được giúp đỡ

Lòng biết ơn luôn là một trong những kỹ năng đối nhân xử thế bắt buộc phải có trong công việc cũng như trong cuộc sống. Hãy tập thói quen thể hiện lòng biết ơn ở trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Nếu bạn luôn dửng dưng với tất cả sự giúp đỡ của người khác thì một điều chắc chắn rằng sẽ chẳng ai giúp đỡ bạn lần thứ hai. Ngược lại, khi bạn thể hiện lòng biết ơn thì sẽ giúp người khác cảm thấy vui hơn. Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều khó khăn và chắc chắn đều cần sự giúp đỡ của mọi người vậy nên hãy trau dồi cho bản thân kỹ năng đối nhân xử thế này nhé!

VI. Hãy nói về sở thích chung hoặc sở thích của đối phương

Thông thường chúng ta hay nhắc về những câu chuyện, những sở thích của bản thân để tìm được sự đồng cảm, quan tâm của người khác nhưng điều đó thật sự không đạt hiệu quả. Kỹ năng đối nhân xử thế giúp mối quan hệ giữa bạn với người khác trở nên tốt đẹp hơn, vì vậy trong cuộc trò chuyện hãy lắng nghe về những câu chuyện, sở thích của đối phương. Giao tiếp cởi mở sẽ giúp bạn tạo dựng được những mối quan hệ với người khác tốt hơn nhiều nếu bạn sử dụng thường xuyên cách đối nhân xử thế này.

VII. Ghi nhớ từng cái tên

Ghi nhớ từng cái tên tưởng chừng đơn giản nhưng lại là kỹ năng đối nhân xử thế cần được bạn quan tâm và chú ý đến. Ghi nhớ tên người khác không những thể hiện sự tôn trọng mà còn để lại ấn tượng với họ. Người khác sẽ cảm thấy thật khó chịu khi ai đó gọi tên mình sai và có thể sẽ bực mình nếu giữa chốn đông người mình được nhắc đến với những biệt danh hay những cái tên trêu đùa.

Ghi nhớ từng cái tên

VIII. Những lời nói tốt đẹp có sức mạnh rất lớn

Những lời nói tốt đẹp, đặc biệt là những gì bạn đã hy sinh có sức mạnh rất lớn để người khác đánh giá được kỹ năng đối nhân xử thế của bạn. Đó có thể là sự hy sinh về thời gian, tiền bạc, hay những công sức đóng góp trong công việc. Hãy tập cho bản thân đức tính tốt bụng, đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bạn. Kỹ năng đối nhân xử thế đó của bạn sẽ giúp những người xung quanh cảm thấy vui vẻ, cảm động hơn rất nhiều.

IX. Đừng ngại tự chọc quê mình

Có một điều mà mọi người hay mắc phải là luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa sẽ làm giảm đi giá trị và sự thu hút của bản thân. Nhưng thực tế thì đừng ngại tự chọc quê mình, đừng ngại che giấu những khuyết điểm của bản thân. Điều đó không những không làm giảm giá trị của bạn mà còn có thể nâng bạn lên trong mắt người khác.

X. Tập trung vào những điểm tương đồng

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng ta rất dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Nếu bạn cũng có hoàn cảnh, có những thói quen, sở thích… tương đồng với người khác thì họ sẽ lắng nghe và tin cậy bạn nhiều hơn.

Vì vậy để rèn luyện cho bản thân kỹ năng đối nhân xử thế thì hãy tập trung vào điểm tương đồng của bạn và người khác. Nếu bạn không có nhiều điểm giống đồng nghiệp thì cũng đừng quá lo lắng, hãy cứ thành thật thì chắc chắn câu chuyện của bạn sẽ có liên quan ít nhất đến điểm tương đồng nào đó.

XI. Tạo ra sự thư giãn và thoải mái

Điều này không chỉ liên quan đến việc mời khách ngồi hay mời họ 1 ly trà nóng mà còn liên quan đến việc tạo không gian để cho khách cảm thấy thư giãn và thoải mái. Bên cạnh đó thì phần lớn mọi người áp dụng cách đối nhân xử thế của mình như mỉm cười, tập trung vào những lời nói, yêu cầu và thật sự quan tâm đến người khác.

XII. Nhận lỗi của bản thân trước khi phán xét người khác

Chúng ta luôn cố gắng để trở thành người hoàn hảo nhưng thực tế thì điều đó rất hiếm khi đạt được. Nếu bạn muốn ai đó lắng nghe bạn nói về những lỗi lầm họ đã gây ra thì hãy bắt đầu bằng việc nhận lỗi lầm của chính mình. Cách đối nhân xử thế của người thông minh là họ sẽ không ngại khi kể ra những khuyết điểm, những thiếu sót hay những vấn đề mình đã làm sai. Nếu bạn nhận lỗi của bản thân trước thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã giúp người khác thấy an toàn hơn để chấp nhận lỗi lầm.

Nhận lỗi của bản thân trước khi phán xét người khác

XIII. Đừng bao giờ cho rằng cái gì bạn cũng đúng

Nếu luôn giữ trong mình tính bảo thủ, luôn cho mình đúng thì sẽ gây ra những xung đột và dập tắt những ý tưởng sáng tạo trong bạn. Không phải trong mọi trường hợp chúng ta đều đúng, điều này rất dễ hiểu tuy nhiên cũng hơi khó để chúng ta chấp nhận nó trong một cuộc nói chuyện hay thảo luận.

Khi bạn cho rằng mình đúng, các ý kiến của người khác đều sai thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất đi nhiều cơ hội học hỏi từ người khác. Chúng ta nên khiêm tốn chấp nhận những câu hỏi mà bản thân không biết, hoặc không chắc chắn và học hỏi từ người xung quanh để hoàn thiện mình. Nếu bạn có kỹ năng đối nhân xử thế tốt thì chắc chắn một điều rằng người khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn những kiến thức còn thiếu.

XIV. Nói lời xin lỗi

Cách đối nhân xử thế chiếm được tình cảm của nhiều người nhất chính là nói ra lời “xin lỗi” khi bản thân mắc phải những sai lầm. Sẽ không mất quá nhiều thời gian hay lấy đi của bạn bất kỳ điều gì khác, chỉ cần xin lỗi thật chân thành thì mối quan hệ với người khác sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Hãy lặp lại câu "Tôi sai rồi. Tôi... xin lỗi" hoặc "Hãy bỏ qua cho tôi nhé!" và bạn sẽ nhận được sự tha thứ. Tuy nhiên không phải bất kỳ lời xin lỗi nào cũng sẽ được chấp nhận nhanh chóng, nhất là những vấn đề quan trọng. Điều bạn cần làm là đối nhân xử thế với người khác thật tốt, luôn để cho người khác thấy được sự chân thành trong bạn.

XV. Đừng gây chú ý bằng những câu chuyện phiếm

Những câu chuyện phiếm đưa ra sẽ chẳng giúp ích gì cho công việc mà thậm chí chỉ làm tốn thời gian hơn. Chính vì vậy bạn nên bắt đầu cuộc hội thoại bằng những câu chuyện, vấn đề chính, đó mới là cách đối nhân xử thế mà người khác muốn thấy được ở bạn.

XVI. Đừng ngắt lời người khác

Hành động này làm nhiều người cảm thấy khó chịu, tức giận. Hãy đọc lại kỹ năng đối nhân xử thế thứ 2 là “lắng nghe mọi người nói bằng cả con tim” . Nếu bạn cảm thấy những vấn đề người khác nói không tốt hoặc muốn góp ý thì nên phát biểu quan điểm của mình sau khi người khác đã trình bày xong.

XVII. Đừng bao giờ nói “Bạn sai rồi”, “Cậu sai rồi”

Hãy nghĩ đến kết quả khi bạn nói ra câu “Bạn sai rồi” thì người khác sẽ có cảm giác ra sao. Câu nói đấy có giúp bạn giải quyết được vấn đề không hay chỉ làm mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn? Sau bao nhiêu cố gắng, điều chúng ta mong muốn nhận được chính là sự góp ý chân thành của bạn bè. Những từ này hiếm khi thuyết phục được người khác thậm chí còn làm họ thấy buồn hơn. Chính vì vậy bạn đừng nên dùng nó trong bất kì trường hợp, hoàn cảnh nào.

XVIII. Hãy bắt đầu lại câu chuyện khi bạn hết giận

Trong những lúc giận dữ thì hầu hết chúng ta đều không thể kiềm chế được bản thân và khó có thể làm rõ được những quan điểm của mình. Chính vì vậy mà việc truyền đạt ý tưởng đối với những người xung quanh trở nên khó khăn hơn và đôi khi cách nói chuyện của bạn lúc giận sẽ gây ra sự khó chịu cho người nghe. Việc bạn cần làm lúc này là bỏ qua tất cả mọi thứ xung quanh, dành cho bản thân 3-5 phút bình tĩnh rồi sau đó hãy bắt đầu lại câu chuyện mà bản thân muốn bàn bạc.

Bên cạnh đó, trong những lúc giận dỗi, bạn cũng đừng bao giờ gửi những lá thư đến cho người khác. Hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn khi bạn nói chuyện bởi nếu bạn gửi thư thì lời khó nghe của bạn sẽ được người khác ghi nhớ suốt đời. Hãy nói không với những lá thư khi chính mình đang bực tức, không kiềm chế được bản thân. Thực tế cho thấy kỹ năng đối nhân xử thế này rất hay gặp bởi những áp lực của công việc, những phản hồi, ý kiến của khách hàng đôi khi khiến bạn cảm thấy Stress. Vì vậy hãy rèn luyện cho bản thân kỹ năng đối nhân xử thế này ngay nhé!

Đừng ra quyết định khi đang tức giận

XIX. Tự kiểm tra thói quen hàng ngày

Tự kiểm tra thói quen hàng ngày là một trong những kỹ năng đối nhân xử thế quan trọng. Hàng ngày hãy đặt ra cho chính bản thân những câu hỏi như: Mình có sử dụng những kỹ năng đối nhân xử thế hàng ngày không? Tôi có thể trau dồi những kỹ năng này ở đâu? Kỹ năng nào bạn đã có được và kỹ năng nào còn thiếu sót? Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi khác, bạn cần thường xuyên kiểm tra lại những thói quen, ghi nhận lại kết quả mình đã làm được để có thể đặt ra mục tiêu tiếp theo. Bên cạnh đó thì đừng quên kiểm tra lại cách bạn đối xử với những người khác để từ đó tìm cách cải thiện những điểm yếu của chính mình.

XX. Hãy luyện tập 19 điều trên nhé!

Kỹ năng đối nhân xử thế giống như những kiến thức, kỹ năng mềm khác. Nếu bạn sử dụng nhiều thì bạn sẽ càng thành thạo. Con đường đi đến thành công là cả một quá trình, sẽ không có con đường tắt cũng như con đường bằng phẳng chỉ toàn hoa hồng. Chính vì vậy ngay từ bây giờ hãy rèn luyện 19 kỹ năng đối nhân xử thế như trên để trở thành con người hoàn hảo hơn.

XXI. Kết luận

Trên đây là 20 kỹ năng đối nhân xử thế quan trọng mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết trên mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn và giúp bạn có động lực trau dồi kỹ năng để phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống. 

Nguồn: 123job.vn

Sưu tầm: Kim Mỹ - Bộ phận kho

zalo

Đặt hàng online

zalo