4 cách ĐỐI PHÓ với đồng nghiệp hay ra vẻ “KẺ CẢ” trong công ty

 

Công ty là nơi tập hợp của các nhân lực với nhiều tính cách khác biệt nhau, bao gồm cả tốt, xấu và trung lập. Nếu những đồng nghiệp xung quanh bạn đều là người ôn hòa, không thích “sân si” vào chuyện của người khác, chắc hẳn là bạn sẽ thấy vô cùng thoải mái và hạnh phúc suốt 8 tiếng làm việc.

Tuy nhiên, những đồng nghiệp thích ra vẻ hiểu biết, tự cho mình là “bề trên” cũng không phải là hiếm ở môi trường công sở. Một cách vô tình hay cố ý thì những hành động này cũng góp phần hạ thấp những giá trị của bạn trong mắt mọi người và tệ hơn là sếp của bạn.

Đừng cố tranh cãi gay gắt, tốt nhất bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu động cơ của những người này là gì và học vài chiến lược đáp trả một cách thông minh để giúp bạn có thể làm việc với họ một cách dễ chịu hơn. Và dưới đây là một số giải pháp giúp bạn đối phó với đồng nghiệp hay ra vẻ kẻ cả trong công ty:

 

1. Đừng im lặng và chịu đựng một mình

Dù sao đi nữa, bạn nên nhớ rằng những nhận xét của ai đó về mình đôi khi nó mang tính tổn thương lòng tự trọng nhiều hơn là sự giúp đỡ hay nhắc nhở. Vì vậy, hãy học kỹ năng nhận ra đâu là phê bình tới công việc và đâu là phê bình tới một mình cá nhân bạn. Và trong trường hợp bạn phải thường xuyên tương tác công việc với đồng nghiệp “hay ra vẻ” đôi lúc bạn có thể xoa dịu sự căng thẳng bằng cách nói “wow, có vẻ bạn đang bị áp lực, tôi có thể giúp được gì cho bạn không?”.

 

2. Xem xét các điểm hợp lý có thể

Mặc dù những lời nhận xét phát ra đối với bạn thật sự khủng khiếp nhưng có thể có vài điểm sự thật đáng lưu tâm và bạn cần tỉnh táo để có thể chọn lọc những nhận xét mang tính chất xây dựng. Hãy dành chút thời gian xem xét lại những gì đã nói và dựa trên những điều bạn “lượm lặt” được để tạo ra nhiều điểm chung hơn với đồng nghiệp.

 

3. Hãy luôn giữ cho cái đầu “nguội”

Việc phải thường xuyên nhún nhường trước những đồng nghiệp sẽ dễ khiến bạn nuôi cơn giận dữ và trở nên tồi tệ hơn, thậm chí là trở thành dạng người hay trỉ trích người khác giống họ. Đừng để nó trở thành cơn bệnh truyền nhiễm và rồi bạn lại đi trút giận lên một người bạn khác của mình. Điều đó thật tệ!

 

4. Hãy thử một vài hành động nhỏ

Im lặng ngay từ đầu đã là một cách thức không được hoan nghênh, cũng đừng cố chứng minh đồng nghiệp của bạn sai, nó sẽ chỉ làm cuộc đối đầu đi vào bế tắc. Trong một số trường hợp, bạn có thể thử chủ động cải thiện tình hình bằng một vài cách dưới đây xem sao:

Hãy tìm một thời gian thích hợp để trao đổi riêng với họ.

Tham gia vào câu chuyện với một thái độ thiện chí muốn thiết lập mối quan hệ.

Đừng dùng thái độ cực đoan và một ngữ giọng bức xúc khi nói chuyện với đồng nghiệp.

Sẵn sàng đón nhận những “feedback” về bản thân mình và bạn hãy để cho họ thấy bạn cần một khoảng thời gian là bao lâu để phát triển những thứ mình cần.

 

Nguồn: haymora.com

Sưu tầm: Xuân Tùng - TT. PMH

zalo

Đặt hàng online

zalo