5 bước để biến những sai lầm của bạn thành bài học có giá trị

 

Có bao giờ khi bạn mắc sai lầm và sau đó bạn tự nhủ với bản thân rằng mình sẽ không bao giờ lặp lại cái sai lầm ngớ ngẩn ấy nữa. Nhưng để rồi chỉ vài ngày hoặc vài tháng sau thì sai lầm ấy lại xảy ra một lần nữa !

Nếu là như vậy thì bạn không đơn độc trên thế giới này đâu. Hầu hết tất cả mọi người đều như vậy, ai cũng tự nhủ rằng sẽ như thế này, như thế nọ… nhưng ít ai có thể làm được điều đó.

1. Hãy nhận lỗi của mình

Cha ông ta đã có câu “Đánh kẻ chạy đi, chứ không ai đánh người chạy lại” – ý muốn nói rằng những người biết lỗi và tự nhận lỗi sẽ được mọi người tha thứ, khoan dung, đồng thời cũng khuyến khích chúng ta phải biết lỗi và nhận lỗi của mình.

Và trước khi bạn muốn biến những sai lầm ấy thành bài học có giá trị thì bạn phải biết được lỗi đó là gì, và tự nhận lỗi về bản thân mình, chấp nhận chịu trách nhiệm hoàn toàn cho vai trò của mình trong kết quả mà lỗi lầm đó gây ra.

Điều đó có thể không thoải mái nhưng đến khi bản thân bạn tự nói rằng “Tôi đã sai” thì bản thân bạn đã sẵn sàng thay đổi.

2. Đặt ra một số câu hỏi cho bản thân

Sau khi bạn đã nhận lỗi và khắc phục được những hậu quả mà sai lầm ấy gây ra, thì bạn chắc chắn sẽ không muốn điều này sẽ xảy đến với mình một lần nữa phải không nào.

Để làm được như vậy thì tiếp theo, bạn sẽ phải đặt ra cho mình những câu hỏi để tìm hiểu thêm về lỗi lầm của mình. Ví dụ như:

  1. Chuyện gì đã xảy ra, và mình đã sai ở chỗ nào?
  2. Lần sau mình sẽ phải làm gì để đối phó với những sự việc tương tự?
  3. Mình đã học được điều gì từ sai lầm này?

Viết ra câu trả lời của bạn và bạn sẽ thấy tình hình rõ ràng hơn một chút. Xem câu trả lời của bạn trên giấy có thể giúp bạn suy nghĩ logic hơn về vấn đề đã xảy ra với mình.

3. Lập kế hoạch rõ ràng

Việc rút ra được bài học không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu và nhận lỗi về sai lầm, mà bạn còn phải biết rằng mình cần làm gì để tương lai không lặp lại những điều đó nữa.

=> Vậy thì việc lập ra cho mình một kế hoạch là một ý tưởng không tồi đâu.

Lập ra một kế hoạch sẽ giúp bạn tránh phạm phải sai lầm tương tự. Càng chi tiết càng tốt, nhưng vẫn phải linh hoạt vì kế hoạch của bạn có thể cần thay đổi.

Hôm nay bạn đã có sai lầm này với người này, đối tác này, và cách hành xử như thế này….. Nhưng hãy nhớ rằng cách giải quyết vấn đề với người này có thể sẽ không áp dụng được với người khác. Vì vậy bạn hãy lập ra một kế hoạch thật chi tiết và linh hoạt nhé !

4. Làm cho sai lầm khó có thể xảy ra

Đừng phụ thuộc vào việc ép bản thân làm một việc mà bạn không thể. Nếu bản thân bạn không thể tự kiềm chế và làm những điều như mình đã đề ra thì hãy bỏ việc đó đi.

Còn một cách khác, nếu như bạn không thể ép buộc bản thân thì hãy tìm cách làm cho sai lầm ấy khó có thể xảy ra một lần nữa. Hay nói cách khác là hãy tác động đến ngoại cảnh để điều đó không xảy ra.

Ví dụ như sau:

Bạn không thể dừng việc tiêu tiền của mình vào việc không có chủ đích. Thì bạn hãy tìm cách đóng băng số tiền ấy lại.

Chỉ sử dụng số tiền cần thiết cho bản thân, và cất trữ số tiền còn lại vào một chiếc thẻ. Điều tiếp theo là hãy đóng băng chiếc thẻ ấy lại hoặc làm cho mình khó khăn để lấy chiếc thẻ đó ra (có thể là nhờ bố mẹ bạn giữ hộ).

Cứ mỗi lần bạn muốn lấy chiếc thẻ ra thì bạn phải rất khó khăn, và điều đó sẽ giúp bạn nhận ra rằng mình đang làm một hành động không tốt, và bạn sẽ dừng hành động đó lại.

5. Tạo một danh sách các lý do tại sao bạn không muốn lập lại sai lầm

Đôi khi chỉ một hành động nhỏ cũng sẽ dẫn đến việc mình sẽ phạm phải sai lầm mà mình đã gây ra trước đó. Vậy để tránh điều đó xảy ra thì bạn hãy lập ra một danh sách ghi những lý do mà mình không muốn điều đó xảy ra.

Tạo một danh sách tất cả các lý do tại sao bạn nên đi đúng hướng có thể giúp bạn giữ kỷ luật hơn ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.

Để rồi từ chính danh sách đó sẽ giúp bạn biết điều gì nên làm, và điều gì là không nên làm. Đồng thời cũng giúp bạn hạn chế được những hành động nhỏ dẫn đến những sai lầm lớn.

Mọi người vẫn lầm tưởng rằng một hành động nhỏ sẽ dẫn đến một sai lầm nhỏ. Nhưng đâu ai biết được rằng nó có nguy cơ dẫn đến một chuỗi sai lầm tiếp theo, và khiến bạn tiến gần với thất bại hơn.

Chính vì vậy, hãy chú ý đến lỗi của bạn, bất kể là lỗi lớn hay nhỏ như thế nào nhé. Và nhận ra rằng mỗi sai lầm có thể là một cơ hội để bạn xây dựng bản thân mình trở nên tốt hơn.

 

Nguồn: blogchiasekienthuc.com

Sưu tầm: Tuyết Hương – PGĐ XVNT

zalo

Đặt hàng online

zalo