6 nguyên tắc xây dựng niềm tin nơi công sở

 

Bài viết sau được L & A lược dịch dựa theo những chia sẻ trên LinkedIn của Joe Folkman – nhà đồng sáng lập Tổ chức Zenger Folkman (Hoa Kỳ).

Một số người thường được người khác nhận xét rằng, “Người ta sẽ không tin bạn đâu.”  Và hầu hết những người khi nghe người khác nói về mình như vậy sẽ bị bối rối và tìm cách để thay đổi. Một lãnh đạo hỏi Joe Folkman, nửa đùa nửa thật rằng, liệu sẽ có ích nếu ông ấy mặc một chiếc áo sau lưng có in dòng chữ “HÃY TIN TÔI!” chứ.

Theo định nghĩa của từ điển thì sự tin tưởng là “niềm tin rằng ai đó không giả dối.” Nếu người ta không nói bất kì lời nói dối táo bạo nào thì họ tin rằng họ sẽ được tin tưởng. Stephen M. R. Covey – một diễn giả đại chúng người Mỹ và là chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, tác giả của cuốn sách Tốc độ của niềm tin (The Speed of Trust), thì lại định nghĩa sự tin tưởng là “cả con người (bạn là ai) và năng lực (khả năng và kết quả bạn tạo ra).” Tin tưởng người khác không chỉ là từ sự trung thực mà còn là từ mức độ đáng tin cậy từ những lời bạn nói bạn sẽ làm.

Vậy bạn sẽ làm gì nếu bạn muốn người khác tin bạn hơn? Để trả lời câu hỏi đó, Joe Folkman đã phân tích dữ liệu từ hơn 35,000 lãnh đạo để xác định rõ hơn những điều sẽ giúp ích cho bạn. Sau đây sẽ là sáu bước quan trọng nhất dựa trên những khảo sát thu thập được có xác suất cao nhất để tăng sự tin tưởng của bản thân:

1. Xây dựng các mối quan hệ tích cực. Khả năng cao là mỗi người chúng ta sẽ tin tưởng những người mà chúng ta thích. Chúng ta tin tưởng những ai có mối liên hệ sâu sắc với những vấn đề và mối quan tâm của mình. Nắm lấy cơ hội để bắt đầu các cuộc trò chuyện và gặp mặt. Tìm kiếm những quan điểm có ý nghĩa tích cực trên các chủ đề nổi bật. Chia sẻ những thông tin chính xác và đầy đủ với đồng nghiệp. Tính minh bạch sẽ tạo nên niềm tin.

2. Ngưng ganh đua. Một số người, sau thời gian học tập, chơi thể thao hoặc hẹn hò, thường cảm giác rằng họ đang trong tâm thế của một người đang chạy đua với người khác, và họ mang luôn quan điểm trên vào công việc. Họ nghĩ rằng họ cần phải gây ấn tượng với sếp bằng cách phải “trội” hơn những người khác. Họ giữ lại cho mình những ý tưởng tuyệt vời và từ chối giúp đỡ các phòng ban khác. Họ chỉ muốn bản thân mình nổi bật, và nếu có cơ hội để làm cho đồng nghiệp của mình nhận được ấn tượng xấu từ người khác thì họ luôn sẵn sàng tận dụng. Châm ngôn của họ chính là, “Mỗi người nên sống vì bản thân mình” và “Không làm tay sai cho người khác”. Chẳng có gì là bất ngờ khi những người khác không tin họ. Nếu một cá nhân có thể thay đổi thái độ của họ từ thế cạnh tranh sang hợp tác thì điều đó sẽ có tác động sâu sắc đến sự thành công của họ. Thông thường người ta thường tìm đến những người họ có thể cộng tác, điều đó làm hiệu suất cá nhân của họ được cải thiện hơn.

3. Xoa dịu ai đó bằng cách mang đến một số điều có ích cho họ. Người ta thường tin tưởng những ai giúp đỡ họ và cho họ những lời khuyên, kiến thức và kinh nghiệm hữu ích. Tìm kiếm các cơ hội, thử thách để cung cấp sự hỗ trợ đến các cá nhân và phòng ban khác cần sự giúp đỡ. Bản thân bạn thật sự xây dựng được sự tin tưởng ở người khác khi thấy các phòng ban khác đang gặp khó khăn và có những đề nghị, thiện ý giúp đỡ họ.

4. Hãy cứ cân bằng. Một số lãnh đạo thường chỉ tập trung vào những thành tích hoặc kết quả mà quên đi việc quan tâm đến các thành viên của nhóm đang gặp vấn đề. Tư tưởng “không quan tâm đến khó khăn mà cứ nhằm vào chỉ tiêu” của họ chỉ đề cao thành tích mà quên đi những vấn đề, những khó khăn mà nhân viên đang gặp phải. Và điều này đã gây ra sự mất niềm tin đáng kể giữa nhân viên với cấp trên. Các lãnh đạo cần cân bằng việc “chú trọng kết quả” với các tâm tư nguyện vọng của các nhân viên trong phòng.

5. Theo dõi các cam kết của bạn. Hãy ghi nhớ một cách cẩn thận những cam kết mà bạn đã thực hiện với người khác. Thường thì, với những đề nghị tốt, người khác thường đồng ý làm điều gì đó nhưng họ lại quên mất đi những điều mình đã hứa. Sự tin tưởng đến từ việc biết giữ lời.

6. Chấp nhận khiển trách và chia sẻ sự thành công. Tránh đổ lỗi cho người khác. Nhận trách nhiệm về bản thân mình nếu xảy ra vấn đề không hay liên quan đến phòng ban của bạn, thậm chí kể cả bạn không phải là người gây ra lỗi. Tương tự, hãy chắc chắn để mọi người trong nhóm có cơ hội được tán dương khi nhóm đạt kết quả tốt.

Từ danh sách sáu điều trên, hãy lựa chọn cho bạn một hay thậm chí hai ý tưởng phù hợp của bạn và lên kế hoạch phát triển để cải thiện bản thân. Hãy sẵn sàng để nỗ lực hết sức, đây chính là chìa khóa dẫn đến thành công của bạn. Ví như Joe Folkman đã từng tập huấn cho một lãnh đạo, người mà có rất ít sự tin tưởng từ người khác, là trường hợp mà ông chưa từng thấy trước đây. Joe Folkman hỏi người lãnh đạo kia. Ông ấy trả lời một cách đơn giản, rằng, “Không, tôi không muốn ai tin tôi cả. Tôi có thể sa thải bất cứ ai vào ngày mai; vậy nên tôi thích để họ phải dè chừng hơn.” Phòng ban của ông ấy có một tinh thần rất thấp; họ không quan tâm lắm đến những gì họ đang làm; dù ban đầu doanh số cao, nhưng cuối cùng công ty lại bị phá sản. Bạn có ngạc nhiên không? Đây chính là câu chuyện không còn xa lạ trong kinh doanh. Như bạn có thể thấy, khả năng xây dựng mối quan hệ có thể tin tưởng lẫn nhau chính là một biến số quan trọng dành cho mọi lãnh đạo và mọi phòng ban, để mọi công ty để có thể đạt được thành công.

 

Nguồn : l-a.com.vn

Sưu tầm: Phan Thủy –P.PTKD

zalo

Đặt hàng online

zalo