7 cách trị trẻ bướng biết nhận lỗi

 

Cố chấp và bướng bỉnh là bản chất của trẻ em. Khi gặp tình huống như vậy, cha mẹ đừng quá nóng vội mà nên chủ động thực hiện từng bước để giúp trẻ bình tĩnh nhận ra lỗi của mình.

Trẻ đôi lúc rất khó dạy, rất bướng và không vâng lời nhưng không có nghĩa là trẻ hư đâu nhé, thật ra các bé đều là những trang giấy trắng và rất ngoan. Tất cả nằm ở sự chủ động trong giáo dục của cha mẹ, nhất là trong việc giúp trẻ nhận ra ra lỗi sai, xin lỗi và sửa sai đó điều mà cha mẹ nên chủ động dạy trẻ sớm.

Trẻ em là vậy đó cha mẹ à, các con sẽ không dễ dàng nhận sai đâu, bởi vì trong đầu các con luôn nói rằng “Con luôn đúng, con không bao giờ sai cả” và “Tại sao con lại sai? Con không biết đâu”. Những lúc như vậy đừng nóng vội mà hãy tham khảo 7 cách dưới đây để giúp trẻ nhé.

Tấm gương cho con

Cha mẹ luôn là tấm gương cho trẻ, trong mắt trẻ cha mẹ là thần tượng “to lớn”, vậy nên mọi hành động của bạn đều được trẻ ghi nhớ và học lại. Vì thế một khi muốn dạy trẻ bất kỳ điều gì thì đầu tiên cha mẹ phải là người chủ động làm điều đó trước.

Ví dụ, khi làm sai điều gì với người khác hay với trẻ như thất hứa, quên ngày sinh nhật hay quên hôn chúc bé ngủ ngon chẳng hạn, bạn cần nên xin lỗi trước mặt trẻ để giúp trẻ hiểu rằng xin lỗi cũng thật đơn giản và dễ dàng biết bao. Hãy là người chủ động xin lỗi để trẻ có thể bắt chước theo bạn, đừng vì tự ái hay xấu hổ mà quên đi lời xin lỗi bởi trẻ có thể sử dụng điều đó để phản bác lại bạn đấy!

Không dừng lại ở việc xin lỗi bạn cũng cần nên chủ động giải thích cho trẻ nhận ra “À đây là lỗi của mình”, từ đó mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Hãy để trẻ học cách nhận biết lỗi sai của mình theo cách của của một đứa bé chứ không phải theo cách của người lớn.

Luôn khách quan đánh giá tình hình

Trong trường hợp bạn chưa phân trần được liệu ai đúng ai sai và lỗi là do ai, thì đừng nên vội vàng quyết định và ép trẻ nhận lỗi. Có một vài trường hợp việc đầu tiên phải làm là chủ động đặt niềm tin lên hàng đầu và nhìn nhận một cách khách quan.

Nếu ép trẻ nhận lỗi có thể làm trẻ ức chế và tổn thương, cảm giác không được tôn trọng và không nhận được sự tin tưởng của cha mẹ thì đối với trẻ mà nói thì thật không ổn chút nào.

Là người lớn hãy chủ động thấu hiểu và điều tra thật kỹ tình huống nếu lỗi là của trẻ hãy giúp trẻ nhận ra lỗi và nhẹ nhàng khuyên bảo để trẻ xin lỗi, còn trẻ không sai thì điều bạn đang làm cho thấy bạn là những ông bố bà mẹ rất tuyệt vời.

Dạy trẻ không đổ thừa

Đổ thừa là bệnh của trẻ, và dường như mọi trẻ đều mắc phải trường hợp này. Trẻ luôn biện minh rằng: “tại bạn ấy....”, “tại con mèo ấy...”, “tại ... tại....” những lúc như vậy bạn nên chủ động hướng trẻ đến việc nhận lỗi đầu tiên về mình, không nên vòng vo rồi đổ lỗi cho người khác mà trốn tránh trách nhiệm.

Bạn thể hiện sự đánh giá cao khi con biết nhận lỗi về mình hoặc có những hình phạt thích hợp để trẻ hạn chế tính đổ lỗi cho người khác. Điều này giúp trẻ nhận ra đây là lỗi của mình và có trách nhiệm phải xin lỗi về việc làm ấy.

Giúp trẻ phân biệt đúng – sai

Có thể trẻ không thể biết được vì sao hành động hay lời nói của mình là sai, thì nhiệm vụ của bạn là chủ động nói cho trẻ biết hành động đó là đúng hay sai và lý do vì sao lại đúng. Chính sự phân biệt đúng – sai một cách rõ ràng giúp trẻ cảm thấy không bị oan uổng và trẻ nhận thức được mình đã làm sai hay không.

Nếu trẻ làm sai, hãy chủ động phân tích cho trẻ thấy hậu quả từ việc làm của mình, bằng cách ví dụ đặt trẻ vào tình huống ấy. Bạn sẽ thấy được tác dụng đấy! Hãy để trẻ tự cảm nhận được suy nghĩ của người đối diện. Và vì thế, trẻ tự giác nhận biết về lỗi sai của mình. Việc tự giác tốt hơn rất nhiều so với đối phó và ép buộc.

Bạn đừng quên khen ngợi trẻ, vì không chỉ người lớn, trẻ em cũng thích được khen và khích lệ. Mỗi khi trẻ làm điều gì hãy nhìn vào những cái tốt mà nhận xét trước sau đó hãy đi đến những cái thiếu và không đúng để nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ, việc chủ động khen phần nào giúp trẻ cố gắng hơn nhất là trong học tập. Đừng quá chú trọng vào thành tích, hãy xem con bạn đang thích điều gì và chủ động giúp trẻ trở thành người mà trẻ muốn.

Dạy bé cách xin lỗi chân thành

Đôi khi việc xin lỗi trở thành gượng ép và hời hợt, đó chỉ làm cách xin lỗi đối phó cho qua chuyện, điều đó không giải quyết được gì mà còn làm mọi chuyện tệ hơn. Vì thế, chủ động dạy con xin lỗi chân thành bằng cách dạy con nhìn thẳng vào người được xin lỗi và thể hiện được sự hối lỗi thật sự thông qua biểu cảm gương mặt, cách nói… đó là phương án tối ưu nhất.

Không ép buộc trẻ

Trong trường hợp trẻ làm sai, bạn cũng không nên ép buộc trẻ phải xin lỗi với thái độ nghiêm khắc và bắt buộc. Bạn nên bình tĩnh chủ động giải thích cho trẻ rằng trẻ đã sai và khi sai thì nên nhận lỗi và nói lời xin lỗi.

Hãy để trẻ trong thế chủ động trong mối mâu thuẫn ấy và cố gắng không nên ép buộc hoặc chê bai trẻ trước mặt nhiều người vì hành động ấy.

 

 Nguồn: phunusongchudong.suckhoegiadinh.com.vn

Sưu tầm: Thị Chinh - P. Kế toán

zalo

Đặt hàng online

zalo