8 BÍ QUYẾT TRUYỀN CẢM HỨNG CHO NHÂN VIÊN

 

Thông thường tại nơi làm việc, nhân viên không chỉ cố gắng trau dồi, học hỏi mà họ còn mong đạt được những thành công, sự ghi nhận những nỗ lực của mình đối với sự phát triển của công ty.

Các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý và những người giữ vai trò lãnh đạo luôn phải đối mặt với các thử thách làm sao cho nhân viên của mình cảm thấy yên tâm, toàn tâm cố gắng, cống hiến hết mình cho công việc. Vấn đề cốt lõi là bạn cần phải kết nối với nhân viên của mình, tạo cảm hứng cho nhân viên hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Thông qua đó giúp xây dựng được lòng trung thành của nhân viên đối với bạn cũng như thúc đẩy tinh thần làm việc, làm tăng hiệu suất lao động.

Dưới đây là 8 Bí quyết truyền cảm hứng cho nhân viên mà ActionCOACH CBD Firm muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho doanh nghiệp bạn!

1. Xem trọng giá trị con người

Nhân viên của bạn đi ngang qua cửa phòng mỗi ngày và họ cố tìm cách thể hiện với bạn rằng họ đặc biệt, họ khác biệt hơn các nhân viên khác trong cách xử lý công việc. Đôi khi cách họ thể hiện nằm ngoài những công việc vốn có, thậm chí là thể hiện trong việc tham gia một dự án từ thiện chẳng hạn, họ luôn cố tỏ ra khác biệt. Để hiểu rõ nhân viên, bạn nên dành thời gian chia sẻ, tìm hiểu xem điều gì thúc đẩy họ trong công việc. Bạn nên quan tâm đến giá trị thật sự bên trong họ là thế nào.

2. Chú ý tính cách nhân viên

Thực sự bạn truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn như thế nào? Chìa khóa cho chúng ta là hãy nắm bắt các hành vi và đặc trưng tính cách của họ. Nhân viên thường thích một ông chủ thực sự quan tâm đến mình. Điều đó cho thấy bạn quan tâm nhân viên bằng cả lòng chân thành. Nhân viên thấy rằng họ quan trọng và cũng mang lại lợi ích, đóng góp cho sự phát triển của công ty. Bạn có thể quan tâm bằng cách hỏi họ làm công việc hiện tại cảm thấy như thế nào và bạn có thể làm gì để giúp đỡ họ nếu có bất kỳ khó khăn nào xảy ra hoặc làm thế nào để mọi thứ tốt hơn.

 

3. Trao đổi chứ không “lên lớp”

Bạn muốn đưa ra phản hồi cho nhân viên khi họ làm không tốt công việc của mình? Hãy cẩn thận! Không nên nói theo kiểu bạn đang “lên lớp”. Tạo ra nỗi sợ hãi là một điều bất lợi và kém hiệu quả. Hãy là một người “giáo viên” chứ không phải là một “nhà phê bình”. Khi nói chuyện với nhau, việc bạn đưa ra vấn đề quá nhanh có thể đưa mọi người vào trạng thái phòng thủ. Hãy tạo điều kiện để cuộc trò chuyện mang tính trao đổi và xây dựng ý kiến. Nhân viên của bạn sẽ biết làm thế nào để mọi thứ tốt hơn trong khả năng của mình và có thể phát triển bản thân hơn thế nữa. Để làm được điều đó, bạn phải cho phép họ mắc một vài sai lầm. Tự mình sai và đứng lên từ những chỗ sai đó mới khiến con người ta rút ra được bài học kinh nghiệm đáng nhớ và biết làm gì tốt hơn để tránh lặp lại vết xe cũ.

4. Cho nhân viên cơ hội “tỏa sáng”

Như đã đề cập trước đó rằng nhân viên luôn muốn tạo ra sự khác biệt. Bản thân họ phải là một bản thể không bị trùng lặp và có năng lực thật sự. Để truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn, hãy cho phép họ tham gia vào các dự án mang tính đổi mới và sáng tạo. Khi được cung cấp đúng công cụ và tài nguyên, bạn sẽ phải ngạc nhiên về kết quả mà bạn nhận lại.

5. Khuyến khích quyền làm chủ của nhân viên

Trách nhiệm công việc là một chuyện, làm chủ công việc là một chuyện khác. Hãy nói kết quả bạn muốn đạt được và ủy thác lại cho nhân viên của mình. Hãy cho họ thấy rằng bạn có niềm tin nơi họ và họ có thể làm được điều đó. Hãy cho nhân viên của bạn có cơ hội tự làm chủ trong công việc. Họ sẽ vượt lên mọi thử thách để hoàn thành điều đó và thậm chí còn có thể làm tốt hơn thế. Bạn sẽ phải ngạc nhiên về những thành quả mà họ mang

6. Gần gũi với nhân viên

Bạn có thể luôn bận rộn với lịch trình dày đặc của mình, nhưng là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải luôn sát cánh cùng nhân viên của mình. Bạn nên cố gắng dành thời gian để cùng tham gia vào các dự án với mọi người, tiếp cận và dành thời gian để làm quen với họ, cùng làm với họ vì mọi người cùng là một đội nhóm với nhau. Điều này không chỉ tạo được niềm tin mà còn tạo nên sự tôn trọng của nhân viên đối với bạn.

7. Khuyến khích sự cộng tác

Nhiều nhân viên cảm thấy công việc của họ làm không được chú ý. Để truyền cảm hứng cho họ, hãy khuyến khích các thành viên tham gia bằng cách yêu cầu đóng góp ý kiến hoặc trình bày cách thức mà cá nhân họ thực hiện sẽ như thế nào. Đây là yếu tố nền tảng thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong công việc.

8. Tiếp tục xây dựng niềm tin

Bạn có biết điều gì cần thiết để một nhà lãnh đạo tốt hơn? Đó là một nhà lãnh đạo luôn tạo được niềm tin tuyệt đối. Cho dù bạn ở trong một môi trường kinh doanh nhỏ đi chăng nữa nhưng phải luôn tạo được niềm tin đối với tất cả.

Nhân viên của bạn sẽ được truyền cảm hứng bởi khả năng thực hiện những điều bạn làm giống như những gì bạn đã hứa. Bạn cũng hãy cho họ thấy rằng họ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên thương hiệu của bạn và họ sẽ cùng chung tay bảo vệ nó.

Truyền cảm hứng cho nhân viên là một thách thức không hề nhỏ nhưng cũng không quá khó đối với các nhà lãnh đạo. Hãy biến mọi thứ trở nên thật sự dễ dàng để cả doanh nghiệp – cả đội nhóm của bạn có thể chung tay cùng nhau phát triển hơn mỗi ngày.

 

Nguồn: actioncoachcbd.com

Sưu Tầm: Minh Trung - BP. Sản Xuất

zalo

Đặt hàng online

zalo