APUWA hỗ trợ lễ khai giảng Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí

Với mục đích bảo vệ nhân quyền cho trẻ khuyết tật (TKT), đó là quyền được đến trường, được công nhận bình đẳng, không phân biệt đối xử, giới tính, dân tộc, vai vế kinh tế xã hội, khuyết tật hay không khuyết tật, ngày 19/8/2015, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí đã khánh thành và làm lễ khai giảng năm học mới tại huyện Củ Chi - TP HCM,  tạo điều kiện cho TKT trong độ tuổi đi học có cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục mà các trẻ em bình thường nhận được, dạy cho các em không chỉ sống độc lập mà còn trở thành những người có đóng góp tích cực cho xã hội, giúp cho nhi đồng (có và không có khuyết tật) được tiếp xúc với những người có hoàn cảnh khác nhau, xây dựng nền móng vững chắc cho một xã hội hòa nhập.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tê và văn hóa lớn của đất nước với hơn 8 triệu dân, là nơi kinh tế phát triển rất mạnh, nhưng cũng là nơi gặp không ít vấn đề xã hội. Dạo một vòng thành phố chúng ta sẽ thấy không ít người tay chân lành lặn, dáng vẻ nhanh nhẹn vẫn đi ăn xin hay những người phụ nữ bế ẵm đứa trẻ để ngữa nón xin tiền. Ở một nơi khác, cụ ông cụt cả hai chân, hai tay di chuyển bằng hai chiếc ghế đẩu vẫn tươi cười bán từng tờ vé số,… Và qua báo chí, truyền hình hằng ngày vẫn đưa ra không ít những tấm gương người khuyết tật đạt thành tích  xuất sắc trong học tập và tràn đầy hy vọng cho một tương lai tươi đẹp, những thiên tài về âm nhạc, hội họa là người khuyết tật,….

Như vậy, làm từ thiện thế nào cho có ý nghĩa, hay vì tình yêu thương con người không đúng chỗ mà trở thành nạn nhân của sự lừa đảo? Của cho không bằng cách cho”, cho gì và cho vào thời điểm nào cũng rất quan trọng. Chỉ có cho đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ thì hoạt động từ thiện mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Với những người không nơi nương tựa lại rơi vào cảnh ốm đau, cái họ cần là “con cá” chứ không phải “cần câu”. Hoặc với những người gặp tai nạn bất ngờ, gặp thiên tai, lũ lụt…, trong phút chốc mất trắng tất cả, cái người ta cần ngay tức thì là cơm gạo, thực phẩm, quần áo. Khi bão qua rồi thì việc giúp dựng lại nhà, cung cấp cho họ dụng cụ để lao động mới là quan trọng.

Ở góc độ TKT, theo suy nghĩ của nhiều người, từ thiện là cách duy nhất để giúp đỡ những con người khốn khổ này. Một số hành động tưởng như thể hiện tình thương và sự thông cảm với người khuyết tật như trao quà hay miễn thi đại học cho thí sinh khiếm thị, thực chất chỉ càng làm tăng thêm sự phân biệt đối xử với những người khuyết tật, củng cố cái định kiến rằng họ chỉ là nhóm người kém cỏi không thể thành công trừ khi được giúp đỡ đặc biệt.

Trên thực tế, người khuyết tật hoàn toàn có khả năng tận hưởng một cuộc sống tự lập và tự trọng dựa trên nhân quyền. TKT có khả năng đi học và vui đùa với những đứa trẻ “bình thường”. Thực ra, những khiếm khuyết về thể chất chỉ càng làm các em quyết tâm thành đạt và chứng minh với người ta rằng trẻ em khuyết tật hoàn toàn có thể học giỏi bằng hoặc hơn các trẻ em khác. Họ có thể đi làm và cống hiến cho nền kinh tế không kém ai khác.

Theo các chuyên gia,  người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng thị giác, thính giác, vận động, và tập trung hoặc ghi nhớ, được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Nhũng người này có thể phục hồi như người bình thường nếu có phương pháp điều trị và giáo dục đúng cách.  Giáo dục hòa nhập đã mở ra cánh cổng cho phép trẻ em khuyết tật sống một cuộc sống đàng hoàng, tự lực và có giá trị trong xã hội.

Thành lập Trường Khai Trí là việc làm mang ý nghĩa xã hội sâu sắc và thiết thực đã quy tụ rất nhiều sự quan tâm, tham gia ủng hộ về mặt vật chất lẫn tinh thần của cộng đồng, trong đó có Công ty TNHH Nước uống tinh khiết Sài Gòn (SAPUWA).

Cùng với những phấn đấu nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chia sẽ trách nhiệm với xã hội, trong đó mục tiêu hướng về trẻ thơ, nhất là những em có hoàn cảnh bất hạnh là một chương trình nổi bật nhất trong các chương trình vì cộng đồng của SAPUWA và đã trở thành truyền thống của doanh nghiệp. Vì theo quan điểm của Công ty: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, tương lai của mỗi dân tộc liên quan chặt chẽ tới những thế hệ kế thừa và tiếp nối. Chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng là chủ trương ưu tiên số một của SAPUWA, nhất là trẻ khuyết tật,.….Đây là phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của SAPUWA.

Vì lý do đó, hằng năm,  ông Lê Như Vũ – Tổng Giám đốc SAPUWA - đã trích từ lợi nhuận 10%  để tham gia với các hoạt động của Trung tâm dạy nghề do Hội bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi TP. HCM sáng lập và điều hành, Trường Hy Vọng Gò Vấp,…. được thể hiện dưới góc độ nhân quyền, chứ không nhìn người tàn tật dưới góc độ nhân đạo, là đối tượng để làm từ thiện. Ngoài việc cung cấp nước uống SAPUWA miễn phí, thường xuyên theo nhu cầu của các trường, giúp đỡ,  tạo cơ hội cho người khuyết tật, trẻ mồ côi được học tập văn hóa, học nghề (hỗ trợ  trên 100 bộ bàn ghế bằng gỗ cho TT dạy nghề), Công ty còn tài trợ bằng tiền mặt, tập vở,… để ủng hộ quỹ học bổng, khuyến học, các chương trình hướng nghiệp, biểu dương các cháu khuyết tật đã nỗ lực vươn lên trong học tập. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để TKT phát huy hết khả năng của mình, xóa bỏ mặc cảm tự ti, hòa nhập, vươn lên trong cuộc sống. Từ mái trường này, nhiều em đã vững bước vào đời, tự nuôi sống bản thân, có nghề nghiệp ổn định.

Trong dịp khai giảng, Ban Giám đốc Trung tâm Khai Trí cũng gửi công văn cám ơn tới Tổng Giám đốc Như Vũ  đã ủng hộ và tin tưởng trường Khai trí. Định hướng trong thời gian tới, SAPUWA vẫn sẽ luôn đồng hành với trường, với những hy vọng và ước mơ đẹp đẽ về tương lai của giáo dục hòa nhập ở Việt Nam,

Bài viết này một phần nào đó mang tính chia xẻ, không nhằm mục đích chỉ trích, bôi nhọ một tổ chức, cá nhân nào cả. Bạn nên thử vào một trong những trung tâm giáo dục hòa nhập  một lần để cảm nhận, rồi thể hiện thành tình cảm, lòng nhân ái, bạn sẽ thấy cuộc sống đầy ý nghĩa, bao la tình người biết chừng nào.

 

Xuân Lan – P. HC-TC

zalo

Đặt hàng online

zalo