Bí quyết xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiết

 

8 tiếng ở công sở gần như chiếm hết “cuộc đời” bạn. Vì vậy, xây dựng tốt mối quan hệ đồng nghiệp và sếp chỉ được lợi chứ không mất.

Mỉm cười

Bạn biết điều vàng ngọc nào giúp gắn kết giữa hai người xa lạ xích lại gần với nhau hơn không? Đó chính là nụ cười. Nó khiến bạn gần gũi, hòa đồng, đáng yêu trong mắt mọi người, đặc biệt với người mới vào làm. Họ sẽ nhớ lâu và thậm chí biết ơn khi bạn chủ động xóa nhòa khoảng cách mới cũ bằng một nụ cười.

Nụ cười sẽ giúp mối quan hệ đồng nghiệp thêm thân thiết

Một nụ cười ở thang máy vào buổi sáng hay lời chào hỏi vui vẻ khi gặp đồng nghiệp ở sở làm không chỉ thể hiện sự thân thiện tích cực. Đó còn là hành động văn minh khiến ai cũng có thiện cảm với bạn. Nên làm điều bạn trông chờ ở người khác với mình, bạn sẽ hiểu mình cần gì.

Những hành động nhỏ

Cô bạn đồng nghiệp suýt hụt chuyến thang máy. Bạn vội vàng bấm nút mở nhường chỗ đứng bên trong thang. Bạn đỡ giúp chồng tài liệu suýt rớt trên tay cô ấy, trò chuyện bâng quơ về thời tiết mùa hè hoặc khen đôi giày dưới chân cô như cách đánh lạc hướng để đồng nghiệp quên đi “gánh nặng” tâm lý vội vàng. Phụ nữ hay để ý những chuyện nhỏ nhặt, vì vậy những hành động nhỏ bé luôn có sức lay động trái tim họ. Người bạn đồng nghiệp cũng sẽ nhớ lâu về bạn bởi những sự chăm sóc nho nhỏ ấy.

Dĩ nhiên bạn không phải là người thư ký cần mẫn để cho người này mượn cây bút, giấy dán, nhặt đồ đánh rơi cho người nọ hay nhắc người kia giờ họp với sếp… Tất cả đều xuất phát từ sự quan tâm chân thành của bạn và chính nhờ nó, sức ảnh hưởng từ bạn với các đồng nghiệp xung quanh rất lớn.

Chia sẻ thành công

Công việc không chỉ đem đến cho bạn nguồn thu nhập ổn định mà còn tạo thêm mối quan hệ và cả niềm vui. Yêu công việc và hết mình với nó cũng là cách để bạn truyền cảm hứng cho những người xung quanh.

Những chia sẻ và sự quan tâm từ những hành động nhỏ sẽ duy trì mối quan hệ ngày càng tốt đẹp

Trong hoàn cảnh mới 10 giờ sáng, mọi người đã ngáp vặt, tranh thủ lướt Facebook, post ảnh lên Instagram, chat chit, còn bạn vẫn cặm cụi làm việc, sẽ có người ghen kẻ ghét vì bạn làm việc chăm chỉ hơn họ. Tuy nhiên, những người yêu công việc giống như bạn sẽ xem bạn như nguồn động lực để tiến lên.

Chia sẻ niềm vui và sự thành công khi đạt được kết quả tốt với bạn đồng nghiệp cũng là cách để bạn tôn vinh người đồng hành với mình. Bày tỏ sự biết ơn chân thành với người cùng thực hiện dự án là cách ứng xử thông minh.
Không ai không biết nỗ lực của bạn, nhưng sự khiêm tốn và nhiệt huyết dành trọn trong công việc chính là phần thưởng tặng bạn. Mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp sẽ tốt đẹp hơn và dĩ nhiên hai bên không có lý do gì để không giúp đỡ nhau khi cần thiết.

Quý cô lịch thiệp

Thử tưởng tượng cả công ty đang chăm chú làm việc, chợt chuông điện thoại vang lên và bạn đang tranh luận điều gì đó với khách hàng. Giọng bạn hơi lớn và cuộc nói chuyện kéo dài hơn 10 phút. Làm một quý cô lịch thanh lịch chốn văn phòng không chỉ ở tác phong chuyên nghiệp mà còn ở hành vi cư xử khéo léo, tinh tế.

Nơi bạn làm việc là một xã hội thu nhỏ nên những hành động của bạn đều có thể ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh. Một môi trường mở như ở văn phòng cần ứng xử thật khéo để những sở thích cá nhân của bạn không gây ồn mọi người. Nếu bạn nghe điện thoại, hãy nói vừa đủ. Nếu thích nghe nhạc giải trí hãy dùng headphone. Nếu muốn ăn vặt hãy mời… người trong phòng và dọn dẹp sạch sẽ chiến trường ngay sau đó.

Lắng nghe

Ai cũng có tâm lý muốn hút mọi người vào câu chuyện của mình. Trong các buổi họp nội bộ hay họp về chiến lược, bạn nghĩ rằng giải pháp của mình có sức ảnh hưởng và sẽ thành công nhưng không mất gì để bạn không chú ý lắng nghe những ý kiến góp ý cho kế hoạch của bạn.

Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu hơn về người đồng nghiệp

Sự lắng nghe thể hiện việc cầu tiến và tiếp thu ở bạn. Nó sẽ mang lại nhiều lựa chọn và cả sáng tạo bất ngờ nếu bạn là người biết chớp lấy cơ hội thông minh. Chưa kể lắng nghe và chia sẻ khi đồng nghiệp có nỗi niềm riêng tư cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt cô ấy.

Đừng ngại bày tỏ suy nghĩ của mình. Có thể sự lắng nghe và ý kiến đóng góp từ bạn sẽ mang đến giải pháp cho người đồng nghiệp. Cứ hành động như trái tim mình nghĩ, bạn sẽ thấy mọi việc nhẹ nhàng và nhận được tin yêu từ đồng nghiệp.

Rõ ràng, không ai đi một mình để đến thành công. Đằng sau đó là lực đẩy từ nhiều người. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp ở công sở giúp bạn có cuộc sống cân bằng, nhiều năng lượng để có thể chạm tay vào đỉnh vinh quang.

4 điều cần phá bỏ để xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp khắng khít

Nóng giận, nổi cáu

Mất bình tĩnh và la hét cáu giận sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt đồng nghiệp. Nó cũng ngầm tố cáo bạn là người dễ mất kiểm soát, đẩy sự việc trở nên tệ hơn.

Nói xấu

Gần như là “căn bệnh trầm kha” ở công sở, nói xấu nhau sau lưng nhằm hạ thấp đồng nghiệp rất dễ xảy ra tình trạng nghi ngờ, tỵ hiềm. Cần chấm dứt điều này. Không hài lòng điều gì, bạn cứ trao đổi thẳng thắn với đồng nghiệp.

Căn bệnh nói xấu sếp nên được “chữa khỏi” để có được mối quan hệ tốt hơn về cấp trên của mình

Chia bè kết phái

Cao hơn nói xấu, việc chia bè phái trong công ty gây một lỗ hổng cực lớn làm mất đoàn kết lẫn nhau. Sức mạnh đoàn kết là chìa khóa vàng của một tập thể vững mạnh. Thấu hiểu điều này nên không một người quản lý nào muốn nuôi quân là những người chuyên đi chia rẽ nội bộ.

Ghen tị

Tị hiềm nhau dễ dẫn đến những mối cạnh tranh xấu không mong muốn. Ghét người này, dìm hàng người kia, và dùng những thủ đoạn để “tiêu diệt” nhau khiến cho môi trường làm việc cực kỳ ngột ngạt. Ngay cả bạn cũng cảm thấy không vui khi suốt ngày tìm mưu ủ kế để trị người này, người kia.

Ngừng việc nói xấu Sếp

Rất nhiều câu chuyện tà dư tửu hậu nhận lấy kết quả “thương đau” khi đến tai sếp. Dù sếp là nam hay nữ, bạn vẫn cần có sự tôn trọng riêng tư bởi đó là người quyết định đến chế độ lương bổng, cơ hội phát triển và sự tiến thân của bạn trong tương lai. Thành công hay thất bại của bạn đều trông chờ phần lớn vào con người quyền lực này. Dù không hài lòng về sếp, bạn cũng nên để trong lòng, chờ một thời điểm thích hợp để chia sẻ cảm xúc của mình. Với một người sếp tốt, cô ấy/anh ấy sẽ biết cách lắng nghe, xử lý tình huống để hài hòa mối quan hệ giữa sếp và nhân viên.

Nguồn: marrybaby.vn

Sưu tầm: Thị Hường - QLSX

zalo

Đặt hàng online

zalo