Cái tôi cá nhân khi teamwork

Teamwork có lẽ là từ khóa khá quan trọng và không thể thiếu trong công việc khi cần giải quyết theo nhóm, số đông. Tôi không giải thích về khái niệm, nguyên tắc chung của nó vì nó khá phổ biến.

Cái tôi muốn nói trong bài viết này chính là khía cạnh cái tôi cá nhân trong teamwork. Liệu làm việc teamwork chúng ta có nên bỏ qua cái tôi cá nhân?

Trước tiên tôi có một ví dụ:

Một vấn đề hóc búa X đang cần tìm hướng giải quyết, trong nhóm có:

   – Anh A đưa ra giải pháp AX và tin rằng với kinh nghiệm lâu năm của mình, anh hoàn toàn đúng.

   – Anh B đưa ra giải pháp BX và tin rằng với khả năng học hỏi  nhanh của mình, cộng với khả năng logic cao thì anh ta đúng.

   – Anh C cũng có giải pháp CX của mình nhưng còn lúng túng không dám đưa ra ý kiến của mình vì sợ sai.

   – Anh D thì chưa có giải pháp gì nhưng mọi người ai nói gì cũng gật gù!

Anh A và anh B tranh luận với nhau và không anh nào chịu lắng nghe anh nào. C, D thì ngồi lắng nghe A, B tranh luận mà không ho he gì vì A, B ai cũng có lý.

Ở ví dụ trên bạn thấy A, B, C, D đã làm việc teamwork tốt chưa? Rõ ràng cái tôi cá nhân trong trường hợp này đã làm phá hỏng cái mục tiêu cuối cùng là tìm hướng giải quyết vấn đề.

  • A, B vì cái tôi cá nhân qúa cao mà không chịu lắng nghe đối phương để tìm ra hướng giải quyết chung ổn thỏa.
  • C thì đến có giải pháp mà không dám nói, thì cái tôi cá nhân để đâu.
  • D thì quá trung lập

Để cân bằng được cái tôi cá nhân khi làm việc tập thể tôi tin rằng không chỉ là vấn đề của một người mới đi làm mà còn với người có kinh nghiệm lâu năm. Biết vứt đi cái tôi cá nhân trong thời điểm thích hợp để lắng nghe ý kiến người khác và chọn đúng thời điểm để đưa ra ý kiến cá nhân của mình là cả một nghệ thuật.

Chứng tỏ cái tôi hay năng lực cá nhân là cần thiết. Tuy nhiên, nhóm không phải là sân khấu cho riêng ai. Kết quả cuối cùng thành công mới chứng tỏ được mọi người trong tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có cái tôi bản thân đã hoàn thành tốt công việc của mình. Một cá nhân sáng chói trong khi nhóm thất bại thì cũng không có ý nghĩa gì. “Trong một cuộc đua chạy tiếp sức, hai thành viên A, B với tiềm lực cá nhân cao nhưng lại không thể thống nhất với nhau ai là người chạy kế tiếp trong lượt tới. Với thời gian đó, các thành viên của đội khác tuy tiềm lực cá nhân yếu hơn chút nhưng lại có khả năng phối hợp cao nên đã giành chiến thắng”.

Với một vấn đề, chúng ta thường tiếp cận với triết lý thắng-thua cao khi đòi hỏi quyền lợi bản thân cá nhân nhiều hơn. Thường là sa đà vào các tiểu tiết mà quên đi cái đại cục. Rõ ràng, khi đó yếu tố tâm lý đã lấn át ý chí. Cùng quan điểm, nếu được đưa ra kèm theo dữ kiện và tư duy logic thì sẽ được lắng nghe và đồng thuận hơn là khi mà cuộc tranh luận sa đà vào cãi vả thắng thua cá nhân.

Mặt khác, trong một hoạt động tập thể, tâm lý ngại va chạm chủ thể khiến một cá nhân không dám đưa ra quan điểm của mình, nể nang ngay cả khi các thành viên khác hoạt động không hiệu quả. Bản thân cá nhân có thể được lợi vì không làm mếch lòng ai, nhưng nhóm sẽ không có kết quả tốt. Dễ dãi cho qua sẽ làm hiệu qủa công việc tập thể giảm đi.

Tóm lại, điều tôi muốn gửi tới bạn đọc bài viết này và cũng noted lại bài học cho chính tôi khi làm việc đó là hãy chọn điểm rơi thích hợp cho cái tôi cá nhân khi làm việc nhóm!

 

Nguồn: vieclamit.careerbuilder.vn

Sưu tầm: Mỹ Cẩm – P.PTKD

zalo

Đặt hàng online

zalo