Công nghệ thực tế ảo ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?

 

Thực tế ảo có thể giúp con người cảm thấy được nhiều sự đồng cảm hơn so các phương tiện truyền thông khác hiện nay.

Hiện nay, những trải nghiệm về thực tế ảo đang được phát triển và được gọi là “Trở thành vô gia cư”, thực tế những trải nghiệm trên đem đến nhiều kết quả hữu ích và đang giúp cho việc mở rộng nghiên cứu về công nghệ mới này ảnh hưởng thế nào đến mức độ đồng cảm của con người.

Theo nghiên cứu mới nhất, những người khi tham gia vào những trải nghiệm nhìn thấy trong thực tế ảo, còn được gọi là VR (Virtual reality), khi đó họ sẽ được trải nghiệm thực tế vào hoàn cảnh bị mất việc làm và nhà của họ, sau một thời gian khi họ trải qua những trải nghiệm trên họ sẽ có nhiều sự thương cảm đối với người vô cư  và chắc chắn rằng trải nghiệm họ đã trải qua sẽ khác so với những trường hợp trải nghiệm các phiên bản truyền thông khác về cuộc sống thực tế ảo VR (Virtual reality), bằng văn bản.

Nghiên cứu mới được tìm thấy, một công nghệ mới ra đời

Hiện nay có rất nhiều người đam mê vào thực tế ảo và xem công nghệ nhập vai là “máy đồng cảm tối thượng”, thực tế khi con người được trải nghiệm vào thực tế ảo có thể giúp họ có nhiều mối liên hệ, quan tâm với nhau tốt hơn là khi đọc tiểu thuyết hay xem các chương trình truyền hình hoặc xem phim có thể.

Tuy nhiên hiện nay có rất ít các nghiên cứu để kiểm tra về mức độ chính xác của công nghệ mới nổi này có thể thay đổi thái độ của con người như thế nào.

“Khoảng 10 triệu tai nghe đã được bán ở Mỹ trong hai năm qua. Vì vậy, hiện nay nhiều người đang quan tâm và có thể đã tiếp cận với những trải nghiệm về thực tế ảo VR (Virtual reality). Nhưng đôi khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ về cách thực tế ảo VR (Virtual reality) ảnh hưởng đến mọi người”, Fernanda Herrera, một sinh viên vừa tốt nghiệp học tại Khoa Truyền thông và tác giả chính của bài nghiên cứu cho biết. “Nghiên cứu này là một bước quan trọng trong việc tìm ra những tích cực của công nghệ này đến mức độ đồng cảm của con người trong tương lai.”

Thực tế với những nghiên cứu trước đây về thực tế ảo VR (Virtual reality) cho thấy sự đồng cảm giữa người với người và đem đến những kết quả cho thấy sự liên kết với nhau, không những thế việc sử dụng các nghiên cứu nhỏ chủ yếu là sinh viên đại học, Herrera nói. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây đã không kiểm tra được hiệu quả lâu dài của sự đồng cảm của con người khi tham gia vào thực tế ảo VR (Virtual reality) trong khoảng thời gian 1 tuần.

Không những thế các nhà nghiên cứu sau đây được coi là những cộng sự đắc lực Herrera khi tham gia vào một phần của nghiên cứu trên như học giả tâm lý học Stanford Jamil Zaki, Bailenson và sinh viên tốt nghiệp tâm lý học Erika Weisz, họ đã tiến hành hai nghiên cứu kéo dài hai tháng với hơn 560 người tham gia, có độ tuổi từ 15 đến 88 tuổi và đại diện trong đó cho thấy có ít nhất tám người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhà nghiên cứu Elise Ogle cũng là đồng tác giả của bài báo.

Trong quá trình nghiên cứu, một số người tham gia chương trình đã được chứng minh là “Trở thành vô gia cư”, đó là một trải nghiệm về thực tế ảo VR (Virtual reality) trong vòng bảy phút được phát triển bởi Phòng thí nghiệm tương tác con người ảo của Stanford.

Trong chương trình thực tế ảo “Trở thành vô gia cư”, sẽ có một người hướng dẫn cũng như dẫn dắt câu chuyện cho người tham gia thông qua một số kịch bản về thực tế ảo VR (Virtual reality), và khi đó những  tương tác sẽ xảy ra nếu họ bị mất việc làm. Hoặc trong một bối cảnh khác, người tham gia sẽ được trải nghiệm được sống trong một căn hộ nhưng họ không có tiền và khi đó họ phải xem xét để chọn các mặt hàng để bán, để có tiền trả tiền thuê nhà. Và cũng có thể trong một bối cảnh khác, người tham gia tìm nơi trú ẩn trên xe buýt công cộng và phải bảo vệ đồ đạc để khỏi bị đánh cấp bởi khỏi bị một người lạ.

Sau tất cả những trải nghiệm trên các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người tham gia chường trình “Trở thành vô gia cư” có nhiều khả năng và thái độ tích cực trong khoảng thời gian dài đối với người vô gia cư hơn những người đã tham gia thực hiện các chường trình khác, chẳng hạn như có thể tường thuật lại câu chuyện hoặc tương tác với phiên bản hai chiều của kịch bản trên máy tính. Và khi đó những người tham gia chường trình trên cũng có nhiều khả năng ký một bản kiến nghị hỗ trợ nhà ở giá rẻ cho người vô gia cư, theo nghiên cứu.

“Khi đó quan điểm của những người đã tham gia trong chương trình thực tế VR (Virtual reality), có thể tạo ra sự đồng cảm và những hành vi có ích hơn đối với những người vô gia cư ngay lập tức sau khi trải qua trải nghiệm trong thời gian và tưởng tượng được những khó khăn có thể trải qua trong cuộc sống của những người vô gia cư “, Herrera nói.”Và đó là một phát hiện thật thú vị.”

 

Định lượng về sự thông cảm giữa người với người thay đổi theo thời gian

Sự đồng cảm, khả năng chia sẻ và thấu hiểu được cảm xúc của người khác, là một phần quan trọng của các mối quan hệ hay những sự tương tác trong xã hội và nó thật sự có ý nghĩa, theo các học giả chia sẻ. Không những thế những điều trên đã được chứng minh là làm tăng sự hiểu biết, sự chia sẻ và thấu hiểu của mọi người với nhau và thúc đẩy các hành vi tích cực trong xã hội, chẳng hạn như quyên góp, giúp đỡ hoặc có thể hợp tác với những người khác.

“Các nhà nghiên cứu luôn có xu hướng nghĩ về sự đồng cảm như một cái gì đó có thể con người có hoặc không có,” Zaki, một trợ lý giáo sư tâm lý học và đồng tác giả của bài báo cho biết. “Nhưng nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng sự đồng cảm không chỉ là một đặc điểm. Đó là điều con người có thể trải qua trong môi trường làm việc như có thể họ sẽ gặp nhiều thuận lợi nhưng đôi lúc có thể gặp nhiều khó khăn trong các tình huống khác nhau.”

Kết quả của các nghiên cứu cho thấy rằng những người tham gia vào chương trình thực tế ảo “Trở thành vô gia cư” có nhiều khả năng đồng tình với những tuyên bố như “Xã hội và con người hiện nay luôn thờ ơ và không làm hết trách nhiệm để giúp những người vô gia cư.” Họ cũng có nhiều khả năng cho rằng bản thân họ sẽ có những sự quan tâm “nhất định” về hoàn cảnh của những người vô gia cư. Nghiên cứu trên cũng cho thấy thái độ đồng cảm của họ đối với người vô gia cư ngày càng khác đi.

Ngoài ra, theo nghiên cứu đầu tiên, 82% người tham gia trong thực tế ảo VR (Virtual reality), đã ký vào một bản kiến nghị hỗ trợ những chương trình về nhà ở giá rẻ so với tỷ lệ 67% số người đọc một câu chuyện trên báo và nếu yêu cầu họ tưởng tượng trở thành vô gia cư và trải qua những khó khăn như trên là điều không tưởng.

Trong nghiên cứu thứ hai, 85% những người tham gia chương trình thực tế ảo VR (Virtual reality), đã ký bản kiến nghị so với tỷ lệ 63% người đọc câu chuyện về những người vô gia cư. Trong số những người tham gia đã trải qua phiên bản hai chiều của trải nghiệm chương trình thực tế ảo VR (Virtual reality), cho thấy đã có 66% đã ký bản kiến nghị.

“Điều đặc biệt về nghiên cứu này đã đưa ra nhiều bằng chứng về sự thay đổi thái độ và hành vi của mọi người khi tham gia vào chương trình thực tế ảo VR (Virtual reality), và sự thay đổi trên ngày càng tích cực hơn”, Bailenson nói.

Sẽ còn nhiều nghiên cứu khác trong tương lai 

Không phải tất cả các nghiên cứu về sự đồng cảm hay các quan điểm của nhiều nhóm nghiên cứu đều tạo ra những hiệu ứng tích cực, các nhà nghiên cứu cho biết. Ví dụ, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khi mọi người được yêu cầu nêu quan điểm về đối thủ cạnh tranh của họ, khi đó họ có những hành vi và hành động thiếu đồng cảm đối với đối với đối thủ cạnh tranh của họ.

 

Nguồn: techvr360.com

Sưu tầm: Đức Toàn - P. DVKH

zalo

Đặt hàng online

zalo