Đối phó với chính trị văn phòng – Người khôn khéo sẽ có được sự thăng tiến

 

Chính tr văn phòng là gì?

Bạn nghĩ gì khi nghe đến “chính trị nơi công sở”? Bạn có phải đã chứng kiến nhiều “drama” như: đồng nghiệp chia phe phái trong công ty, cô lập một ai đó, nói xấu người khác sau lưng, xu nịnh một người quản lý,…và nghĩ rằng chính trị văn phòng là thứ gì đó rất khủng khiếp, nên tránh xa nó càng tốt?

Đó là thực tế diễn ra ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, chính trị tại nơi làm việc cũng có mặt tốt. Chúng giúp thúc đẩy mỗi cá nhân phát triển, thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp xã hội của bạn ngày một tốt hơn.

Nghiên cứu từ Accountemps tiết lộ rằng các bất hòa đóng một vai trò lớn trong cuộc sống văn phòng ngày nay. 55% nhân viên tham gia khảo sát cho biết họ đã tham gia ít nhất một phần trong các cuộc chính trị văn phòng. Và có đến 76% số người lao động tin rằng điều đó ảnh hưởng đến những nỗ lực thăng tiến của họ.

Nhng kiu chính tr gia ti nơi bn làm vic

Office Politics hầu như là điều ai cũng muốn né tránh. Khi nhận thấy nơi làm việc của mình đang biến thành cuộc chiến của các thế lực, chúng ta thường ít tham gia đóng góp ý tưởng hơn vào các hoạt động. Điều đó làm hạn chế sự phấn đấu và sáng tạo của mỗi cá nhân. Đồng thời, những người quản lý, lãnh đạo đang nỗ lực đưa công ty tiến lên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy bạn có biết những kiểu “chính trị gia” nào đang hiện diện tại nơi làm việc?

  • “Chó săn” tin đồn: Kiểu người này khá hiểu biết khi nói đến bất kỳ vấn đề gì xảy ra xung quanh văn phòng. Họ không ngần ngại chia sẻ đến mọi người tường tận chi tiết từ đầu đến cuối. Họ hào hứng với việc tiết lộ những bí mật của đồng nghiệp hoặc chia sẻ chúng trên mạng xã hội. Đối phó với kiểu “chính trị gia” tin đồn này, điều cốt lõi là hãy giữ cho cuộc hội thoại của bạn liên quan đến những vấn đề công việc. Nếu cuộc nói chuyện có xu hướng dạt vào các khía cạnh cuộc sống cá nhân của đồng nghiệp, hãy cố gắng thoát ra cuộc thảo luận càng sớm càng tốt.
  • Kẻ cắp công trạng: Kiểu người này có thể làm bất cứ điều gì để nhận công về mình trước tiên, kể cả những ý tưởng sáng tạo của người khác. Để tránh bị trở thành mục tiêu của họ, bạn nên nói lên quan điểm hoặc những gì mình đang làm việc trước mặt đồng nghiệp. Thêm vào đó, bạn hãy thường xuyên cập nhật cho sếp để họ không bị nhầm lẫn về việc ai xứng đáng được thưởng.
  • Người hay tâng bốc: Kiểu người này thích đưa ra những lời khen trái khen phải nhưng khó biết được họ có đang thật lòng hay không. Hay chỉ đang cố gắng để vượt qua người khác. May mắn thay, hầu hết các nhà lãnh đạo đều có thể nhìn ra được ai đó đang có giả tạo, lấy lòng. Vì vậy, bạn không cần phải chỉ điểm thẳng mặt những kiểu người này.
  • Kẻ phá hoại: Những người này làm việc chỉ để mang lại lợi ích cho mình. Họ công khai chỉ trích người khác và không ngại ngần đổ vấy trách nhiệm hòng thoát được những sai lầm. Điều quan trọng là bạn phải luôn giữ cảnh giác với những kẻ phá hoại. Bạn có thể gặp may mắn khi đối đầu với họ. Nếu không, hãy thường xuyên tương tác với cấp quản lý của mình để đảm bảo thông tin minh bạch.
  • Chuyên gia vận động hành lang: Kiểu người này có tư tưởng chiến đấu hết mình và có tiếng là hay đưa ra những ý kiến có lợi cho mình. Để đảm bảo quan điểm của bạn được lắng nghe, hãy lên tiếng khi bạn không đồng tình với ý kiến của người vận động hành lang. Mặc dù kiểu người này thường không đánh giá cao những ý kiến khác biệt với họ. Bạn cần kiên nhẫn hơn để giải thích quan điểm của mình và mở ra những ý tưởng mới.
  • Cố vấn văn phòng: Kiểu người này thường được lãnh đạo tin tưởng và tìm đến để tâm sự và được hỗ trợ. Nếu kết bạn với cố vấn, bạn sẽ rất có lợi vì họ biết những gì đang xảy ra trong công ty và là người có ảnh hưởng đằng sau “hậu trường”.

Ti sao né tránh chính tr công s có th khiến bn b tn thương

Hãy tưởng tượng bạn đã làm việc hết mình cho một hứa hẹn thăng tiến trong tương lai. Bạn dám đảm nhận những công việc vượt quá tầm năng lực vì bạn tin vào định hướng của công ty. Bạn đã tham gia vào các dự án mà các nhân viên khác đều né tránh và từng bước hoàn thành nó. Bạn thậm chí đã tham gia hướng dẫn cho những nhân viên mới cho đến khi họ có thể tự làm việc độc lập,…Mặc dù vậy, vẫn có một trở ngại nữa cản đường bạn: Chính trị văn phòng.

1. Câu chuyn thc tế

Văn phòng Confession: [Tâm sự cô gái trẻ bị dính chính trị văn phòng]

Chào mọi người,
Em là sinh viên mới ra trường và may mắn tìm được công việc Account Executive với mức lương khá cao tại Agency. Công ty gần nhà em, mức lương ổn, sếp và các bạn đồng nghiệp khá dễ chịu.

Trong thời gian đầu thử việc em thấy mọi thứ rất ok, cho đến khi bắt đầu work from home, giao tiếp trở nên khá hạn chế khi mọi thứ đều trên Online 100%. Chị Manager bắt đầu có những hiểu lầm với em. Cụ thể là chị giao việc cho em qua email nhưng không biết đường truyền internet thế nào mà em không nhận email đó, chị gửi email xong cũng không nhắn Skype lại với em để em check. Đến hôm gần deadline chị mới gào lên là sao em chưa làm cho chị thì mới vỡ lẽ là em không có nhận được email. Em lúc đó nhắn lại cho chị là chị ơi nhiều khi mạng lỗi, nên nếu có email giao việc cho em thì chị nhắn thêm trên Skype cho em để em check nha. Em không biết câu này xúc phạm chị cỡ nào mà chị ghim em mãi. Cứ nhắc đi nhắc lại chuyện này với em dù em đã xin lỗi chị và hứa rút kinh nghiệm từ lâu.

Đến khi review probation, anh CEO nhận xét về năng lực làm việc của em rất tốt, đạt kì vọng ban đầu của anh đặt ra nhưng anh xin lỗi không thể giữ em được do 2 lý do: một là em có vấn đề với Line Manager của em, 2 là công ty đang gặp khó khăn về tài chính nên buộc phải cắt giảm nhân sự. Về quyết định không giữ em do tài chính khó khăn em có thể chấp nhận được, vì bây giờ là tình hình chung ở mọi nơi nên em không trách được. Dù gì em cũng làm việc tốt, đúng deadline và không gây ra crisis nào (nghề Account rất dễ gây ra crisis). Nói chung, em bị cho nghỉ việc không phải do năng lực em kém là cũng an ủi phần nào.

Nhưng còn về do em không giao tiếp tốt với Line Manager thì em không thể chấp nhận, vì một câu nói như vậy mà chị ấy lại so đo, tính toán rồi lại chi phối quyết định không cho em làm việc tiếp của anh CEO thì thực sự chị quá nhỏ nhen. Em kể thêm một việc này, anh CEO nói riêng với em là do tính em quá thẳng thắn, cương trực và không sợ mất lòng ai nên nhiều khi cái sự thẳng thắn đó làm tổn thương team Account lâu năm của anh. Em cũng nói rõ luôn, em thẳng thắn ở chỗ góp ý. Ví dụ như thấy cái nào không tốt cho lợi ích công việc chung là em mạnh dạn nói. Nhưng nói ở đây là inbox cá nhân riêng để nói chứ em không nói thẳng mặt hay làm nhục cá nhân đó giữa đám đông. Anh cảm thấy em làm tổn thương team anh nên họ cũng không hoan nghênh đón em. Và em cũng đoán được, quyết định không giữ em ở lại cũng do những con người này chi phối anh.

Anh CEO giọng rất buồn khi review cho em, anh đắn đo mãi mới nói ra câu “anh xin lỗi, chắc em phải dừng ở đây”. Anh offer thêm cho em là sẽ đích thân giới thiệu em đi công ty khác và viết thư giới thiệu cho em. Em không nhận offer này của anh vì em không muốn nợ ân tình này. Hợp đồng thử việc của em đã hết hạn, nhưng anh CEO bảo em hãy ở lại hết tháng này đi, anh rất muốn giữ em nhưng tình thế hiện tại là không thể.

Đem chuyện cá nhân lên đây xin anh chị tư vấn, em kể hết đầu đuôi ngọn ngành để em có thêm góc nhìn chứ em không kể phần phải của em để anh chị bênh vực. Mùa dịch khó khăn, giờ nghỉ việc em cũng không biết tìm việc mới sẽ như thế nào. Mong anh chị phân tích case này để em hiểu thêm.

2. Hu qu ca vic né tránh chính tr nơi làm vic

Nếu bạn có xu hướng bỏ qua chính trị văn phòng, hãy xem xét hậu quả. Chẳng hạn, bạn có thể bị nhóm của mình cô lập vì đã hoàn thành công việc nhanh chóng và khiến những người xung quanh bị lu mờ. Hoặc bản báo cáo của bạn bị hủy chỉ vì người quản lý ưa thích một người khác hơn. Bạn có quyền chọn im lặng, bỏ qua những tình huống này để đổi lấy một ngày làm việc yên bình, không phải đối đầu với bất cứ ai. Nhưng về lâu dài, sự nghiệp của bạn có nguy cơ nhanh chóng quay lại con số 0.

Erin Burt – Một diễn giả về nghề nghiệp nổi tiếng đã tuyên bố “chính trị văn phòng hoàn toàn có thể gây tử vong cho sự nghiệp của bạn. Mỗi nơi làm việc đều có một hệ thống quyền lực phức tạp. Và bạn có thể làm việc đó một cách đạo đức với lợi thế tốt nhất của mình.”

Không có cách nào khác, một khi bạn bắt đầu làm việc nhóm, bạn sẽ trải nghiệm nó. Nina Simoko – Lãnh đạo chiến lược và hoạt động công nghệ toàn cầu của Nike, Inc. cũng cho rằng: “mặc dù không hâm mộ chính trị nhưng cô học được rằng bỏ qua chúng sẽ gây ra hậu quả tiêu cực. Đặc biệt, khi bạn ở vị trí cấp lãnh đạo, việc học cách đối phó với chính trị văn phòng được xem như là vấn đề sống còn trong sự nghiệp. Qua đó, có thể xác định liệu bạn có thành công với một sự nghiệp thăng hoa hay không.

Và điều đó đúng! Các nghiên cứu của trung tâm Lãnh Đạo Sáng Tạo cho thấy những người am hiểu về chính trị có triển vọng nghề nghiệp tốt hơn. Quỹ đạo nghề nghiệp tốt hơn và được xem là có khả năng thăng tiến nhanh hơn. Ngược lại, những người có xu hướng chỉ tập trung vào khả năng quản lý và kỹ thuật chuyên môn mà bỏ qua hình thức kết nối xã hội thông minh này sẽ đặt sự nghiệp của họ vào rủi ro.

Bn nên làm gì đ thay đi chính tr văn phòng t tiêu cc sang tích cc

Không thể đứng ngoài cuộc, cũng không thể đối đầu trực tiếp với các phe phái đồng nghiệp. Vậy, điều tốt nhất mà bạn nên làm là xây dựng hiểu biết tích cực và những kỹ năng kiểm soát về chính trị tại nơi công sở. Bao gồm những gợi ý sau:

1. Kết bn càng nhiu càng tt:

Chính trị tại nơi làm việc về bản chất là việc bạn phải xây dựng và quản lý các mối quan hệ xã hội đồng đều sao cho bản thân có thể nhận được nhiều sự ủng hộ nhất. Sử dụng sức mạnh của họ là một bệ phóng cực kì tốt để đưa bạn đến gần hơn với con đường thăng tiến, đồng thời chống lại những bình luận tiêu cực khác về mình.

2. Luôn ghi li công vic ca mình

Ghi chép từ lâu luôn là một thói quen tốt mà các nhà lãnh đạo ưa thích. Họ cho rằng nó thể hiện sự chuyên nghiệp ở người nhân viên. Ngoài ra, việc ghi chép và cập nhật công việc thường xuyên với cấp trên, đồng nghiệp sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi những “kẻ cắp công sức” và danh tiếng của bạn. Đó cũng là cơ sở để bạn chứng minh năng suất của mình nếu bị nghi ngờ.

3. Đng tr đũa theo cùng mt cách

Khi một đồng nghiệp cố làm cho chúng ta xấu đi, chúng ta có thể có sự thù địch với người đó và thường xuyên nghĩ về việc cố gắng trả đũa. Nhưng điều đó thực sự bất lợi cho hình ảnh của bạn trong mắt người khác, Thay vì trả thù, bạn nên cố gắng hành động để ngăn chặn họ lặp lại điều đó trong tương lại. Bạn có thể xem xét nói chuyện với họ một cách riêng tư, làm hòa cá nhân, biến kẻ thù trở thành một người bạn, một người đồng minh mới.

 

Sưu tầm: Nguồn: haymora.com

Lan Hương - P. Kế toán

zalo

Đặt hàng online

zalo