Giải pháp về công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

Song song với việc nhập công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư Việt Nam, căn cứ vào các dây chuyền xử lý rác thải nhập ngoại và thực tế xử lý rác thải tại Việt Nam đã đưa ra các giải pháp tổng hợp khác để xử lý rác thải sinh hoạt.

Về công nghệ thiêu đốt rác: Để đốt được rác thải tối thiểu về nguyên lý cần hiểu rằng phải có rác khô, độ ẩm nhỏ (khoảng 50% thủy phần) nhưng khi thực hiện dự án, không ai nghĩ điều này nghiêm túc nên khi đốt thì gặp quá nhiều khó khăn - do rác thải nhiều thành phần khó cháy và độ ẩm quá cao, lúc này bắt đầu tập trung xử lý việc phân loại và làm khô rác nên các lò đốt rác thải sinh hoạt thường thường hiệu quả thấp.



Về công nghệ phân loại: Đây là khâu quan trọng của công nghệ xử lý, nhưng rác thải ẩm quá, gây khó khăn rất lớn cho việc phân loại - mặt khác trong rác lại có quá nhiều thành phần khác nhau nên việc phân loại theo kích thước nói chung gặp khó khăn - hơn nữa rác ẩm ướt và lẫn nhiều tạp chất sẽ làm cho thiết bị dễ bị hư hại và việc phân loại rác thải không triệt để.

Xử lý rác thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn 3RVE

Hiện nay nhiều nước phát triển trên thế giới đang thực hiện chiến lược 3RVE trong quản lý và xử lý chất thải rắn (CTR). Đó là: giảm thiểu (Reduce); tái chế (Recycle); sử dụng lại (Rense); nâng cao giá trị (Validate); xử lý những phần không thể sử dụng (Eliminate).

Đây là một công nghệ tổng hợp được xử dụng rộng rãi vì nó tích hợp của nhiều khâu trong quá trình thực hiện: phân loại, thiêu đốt, tái chế, xử dụng lại và cuối cùng là chôn lấp phần không thể xử lý được, lượng chôn lấp thông thường theo quy định<10%.

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học

Trên thế giới người ta đã xử lý rác thải theo phương pháp ủ hiếu khí nhằm làm cho rác thải hữu cơ thành phân compot đó là ở Đức (Công nghệ Lemna) ở Mĩ (Công nghệ xử lý hào chôn lấp California) … đã đạt hiệu quả kinh tế cao - các công nghệ này.

Rác thải hữu cơ được thu gom và đưa vào hầm kín để ủ, sau 90 ÷ 100 ngày rác đã “hoai” đủ độ “chín” được đưa ra để xử lý và phân loại thành các hợp phần tái chế khác nhau trên các thiết bị cơ khí như: Thiết bị phân loại, thiết bị thiêu hủy, thiết bị tái chế - công nghệ này đã được đăng ký bản quyền phát minh sáng chế năm 2002 tại Mĩ. Paten này được áp dụng ở Nam Florida đã chứng tỏ sự hiệu quả của nó.

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách ứng dụng các công nghệ sinh hoá tiên tiến

Để thực hiện chiến lược 3RVE trong xử lý rác thải rắn cần phải có rác thải đầu vào ổn định về thành phần, độ ẩm, ….Vì vậy trước khi xử lý tách lọc, tái chế, sử dụng lại, tiêu hủy và chôn lấp người ta xử dụng biện pháp ủ sinh hoá để ổn định chất lượng rác. Việc ủ sinh hoá có thể hiếm khí, hiếu khí hoặc kị khí ở nhiệt độ cao. Thông thường ủ hiếu khí các chủng vi sinh chịu nhiệt được sử dụng nhiều hơn do các ưu điểm sau:

- Hạn chế mùi hôi, hạn chế nước rỉ rác, và nhiễm khuẩn có hại
- Cơ chế thực hiện hệ thống ủ liên hoàn
- Thời gian ủ nhanh 90 ÷ 100 (ngày), nên vòng đời 1 hố ủ nhanh kết thúc
- Hiệu quả kinh tế cao.
Sau khi ủ xong, lấy rác này đem phân loại trên các thiết bị cơ khí theo mục tiêu 3RVE sẽ mang lại hiệu quả rất cao do:
- Rác đã “hoai, chín” nên phân loại dễ dàng, thiết bị có độ bền cao
- Mùn hữu cơ đủ điều kiện làm nguyên liệu phân bón.
- Các chất có thể tái chế: Niton, sắt, thép có thể lấy dễ dàng
- Hiệu quả phân loại cao
- Rác khô có thể thiêu hủy đốt mà tiết kiệm được nhiên liệu bổ xung.

Người sưu tầm: Khánh Duy – tổ kỹ thuật

 

zalo

Đặt hàng online

zalo