Lạm dụng lời xin lỗi: Nói quá nhiều, sự hối lỗi cũng chỉ nằm đầu môi chót lưỡi

 

Khi bạn xin lỗi quá nhiều, sự hối lỗi cũng chỉ nằm đầu môi chót lưỡi. Nhưng mấy ai đã chịu học ý nghĩa của lời xin lỗi.

Đối với nhiều người, “xin lỗi” như một động thái phủ đầu mà họ thực hiện trong nhiều tình huống xã hội. Lời xin lỗi ấy giúp bạn tránh bị người khác chỉ trích. Bạn xin lỗi, và “nạn nhân” không thể phàn nàn thêm gì nữa. Ngay cả khi bạn không thực sự thốt ra thành lời, giọng điệu hối lỗi vẫn len lỏi vào nhiều câu nói. Cứ thế, lạm dụng lời xin lỗi mà lại hời hợt cứ tiếp tục qua nhiều năm…

Khi xin lỗi quá nhiều, thì tấm chân tình cũng phai nhạt dần. Ảnh: Unsplash

Đối với một số người, lời xin lỗi là một phần quan trọng trong phong cách giao tiếp. Việc sử dụng lạm dụng lời xin lỗi như một tấm khiên bảo vệ liên tục đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với mối quan hệ của bạn với người khác mà còn đối với mối quan hệ của bạn với chính bản thân mình.

Xin lỗi quá nhiều thực tế lại đang tự hạ thấp bản thân. Ảnh: learnwithadriana

Khi bạn nói lời xin lỗi quá nhiều, bạn đang tự hạ thấp mình. Như nhà xã hội học Maja Javanovic giải thích: “Lời xin lỗi đã trở thành cách giao tiếp quá thường xuyên và điều đó giết chết sự tự tin của chúng ta.” Đúng là bạn có thể nấu ra một món ăn không được ngon lành cho lắm, nhưng nó có đáng để nói lời xin lỗi không?

Bạn không tin vào chính mình, nên tìm kiếm sự khẳng định từ người khác qua lời xin lỗi.

Ảnh: Drew Colins on Unsplash

Với một số người, lời xin lỗi không phải là lời cầu xin tha thứ thực sự mà là đáp trả sự hỗ trợ của người khác. Bạn không đủ tự tin vào quyết định của bản thân, vì vậy bạn muốn tìm kiếm sự khẳng định từ người khác. Đơn giản là bạn muốn được nghe “Ồ, món này ngon mà!” xoa dịu tâm linh mình.

Trong những lúc bất an, bạn tin rằng nếu xuống nước trước thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng điều này không chỉ làm giảm sự tự tin mà còn khiến bạn mệt mỏi.

Lạm dụng lời xin lỗi là một điệu nhảy lệch lạc với những lời chỉ trích lành mạnh

Thực tế, với những người xin lỗi quá nhiều, họ chỉ đang cố gắng ngăn chặn những lời chỉ trích tiềm ẩn - trong khi những lời chỉ trích lành mạnh, xuất phát từ những người yêu thương và quan tâm bạn, lại là một phần cần thiết của giao tiếp, mối quan hệ bền chặt và sự phát triển cá nhân.

Xin lỗi quá nhiều khiến bạn ít nhận được những lời chỉ trích lành mạnh - thứ sẽ giúp phát triển chính bản thân bạn. Ảnh: momentumcreativelab

Tại sao tiếp nhận chỉ trích lại khó khăn như vậy? Nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người sẽ đổ lỗi cho hành vi tiêu cực hơn là khen ngợi hành vi tích cực. Đây được gọi là “giả thuyết đổ lỗi khuếch đại”.

Bạn luôn coi những phản hồi tiêu cực như một phản ánh về danh tính của mình, trong khi những lời khen ngợi dường như chỉ mang đến lợi ích hời hợt. Ngay cả khi những lời chỉ trích xen vào giữa hai lời khen, bạn vẫn sẽ tập trung nhiều hơn vào những phản hồi tiêu cực.

Về mặt sinh học, điều này cũng có ý nghĩa, vì những lời chỉ trích có thể được trải nghiệm như một sự từ chối cá nhân. Như một bài báo năm 2011 đã nói rõ, sống theo nhóm hợp tác cho phép con người chia sẻ và nhận các nguồn lực từ nhau, do đó khiến các cá nhân không cần phải mang toàn bộ gánh nặng trên vai của mình.

Tại sao bạn lại phải né tránh cả những chỉ trích mang tính xây dựng? Ảnh: skylandtrail

Do đó, sự từ chối/sự chỉ trích dẫu bị xem là “cay đắng” nhưng lại nhằm thúc đẩy các cá nhân tránh trạng thái tiêu cực khi không nhận được lợi ích của việc hòa nhập mà cuối cùng làm giảm tỷ lệ sống sót của họ.

Có lẽ, cách ngừng lạm dụng lời xin lỗi tốt nhất là tự bạn phải điều chỉnh quan niệm về bản thân và mối quan hệ với thất bại. Tại sao bạn lại cho rằng một lời chỉ trích về một khuyết điểm nhỏ, ngay cả khi là một sai sót lớn, lại là sự từ chối và phủ định giá trị của bạn?

Tự nhận mình thiếu sót, nhưng vẫn núp trong vỏ ốc an toàn

Như đã nói ở trên, bới những người lạm dụng lời xin lỗi, bản thân họ không thực sự xin lỗi vì đã gây ra lỗi, mà là vì chính bản thân mình. Họ cố gắng bảo vệ bản thân khỏi những khoảnh khắc thất bại thực sự. Những lúc đó, thật khó để phân biệt giữa thất bại được nhận thức và thất bại thực sự, giữa những hành động không làm tổn thương ai đó và những hành động thực sự làm tổn thương ai đó.

Xin lỗi quá nhiều thực chất là cách để bạn trốn tránh thất bại mà thôi. Ảnh: Drew Hays on Unsplash

Sử dụng lời xin lỗi để tránh những khoảnh khắc thất bại thực sự của cá nhân khiến bạn bỏ lỡ lợi ích chính của việc mắc sai lầm, đó là khả năng “thất bại là mẹ thành công”. Khi bạn trốn tránh quá trình này, bạn đã bỏ lỡ cơ hội để chiêm nghiệm và sửa chữa những thiếu sót của bản thân.

Khi bạn tích trữ tất cả sự bất an đó, chắc chắn bạn phải tìm cách giải phóng nó ra: hoặc bạn từ hành hạ mình, hoặc bạn gay gắt với người khác.

Nhưng chẳng phải thất bại là mẹ của thành công sao? Ảnh: sadhguru

Bước đầu tiên để ngừng lạm dụng lời xin lỗi là bạn phải nhận ra mình không hoàn hảo. 

Bạn chắc chắn sẽ sai lầm, nhưng bản thân bạn không phải là một sai lầm. Mọi người sẽ không phải lúc nào cũng hài lòng với những gì bạn làm. Nhưng có sao đâu, bản thân bạn cũng không thể luôn hài lòng với người khác.

Lắng nghe những đóng góp của người xung quanh, khi gạt đi nỗi sợ hãi, bạn sẽ nhận ra ai thực lòng muốn bạn tốt lên, ai đang dè bỉu chà đạp bạn. Bạn không cần phải bảo vệ mình bằng câu xin lỗi, mà xin lỗi khi bạn thực sự biết mình gây ra lỗi.

Xin lỗi quá nhiều thực sự gây rắc rối

Khi bạn cố gắng đặt ra những ranh giới lành mạnh đối với việc sử dụng “lời xin lỗi”, rõ ràng là có những khoảng trống trong cách xã hội đối phó với lời xin lỗi mà bạn cần xem xét.

Ngày nay, chúng ta bị bủa vây xung quanh mạng xã hội, nơi mà những lời chỉ trích thường có tính chất độc hại, mỉa mai, coi thường và thờ ơ với cảm xúc của người khác. Và thông thường, không ai xin lỗi trong những không gian này. Thay vào đó, những ý kiến ​​bất đồng chính kiến ​​kích thích sự tức giận, thậm chí là ngăn cản hoặc hủy kết bạn. Điều này khiến bạn cảm thấy trái ngược hoàn toàn với cuộc sống trong thực tại.

Bạn buột miệng nói lời xin lỗi trơn tru trong thế giới thực, nhưng lại hăng hái buông những lời thậm tệ trong môi trường mạng. Ảnh: FT

Sự khác biệt giữa cách chúng ta tương tác với người khác một cách trực tiếp so với trực tuyến đặt ra một câu hỏi: Có phải quá lịch sự trong thực tại đã dẩn đến một khuôn khổ văn hóa thụ động và hiếu chiến khi chuyển sang môi trường ảo hay không?

Vấn đề không chỉ nằm ở việc xin lỗi quá nhiều, mà tốc độ chúng ta xin lỗi ngày nay có thể bị ảnh hưởng bởi xã hội có nhịp độ siêu tốc và đi ngược lại mục đích thực sự của lời xin lỗi.

Như The Atlantic nhận xét: Việc thôi thúc xin lỗi ngay lập tức có thể xuất phát từ quan điểm văn hóa rằng hành động ngay luôn tốt hơn là do dự. Chúng ta sẵn sàng phản ứng ngay lập tức với mọi thứ, nhưng việc trì hoãn chiến lược trong lời xin lỗi thường mang lại kết quả tốt nhất.

The Atlantic giải thích rằng những người từng bị tổn thương thường cảm thấy lời xin lỗi là chân thành hơn khi người xin lỗi dành thời gian để lắng nghe câu chuyện của bên bị tổn thương. Khi lạm dụng lời xin lỗi, người gây lỗi có thể cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức khi nói “xin lỗi”, nhưng phía tiếp nhận có thể cảm thấy rằng điều đó thiếu chân thành.

Hãy ngừng lạm dụng lời xin lỗi. Ảnh: Karim MANJRA on Unsplash

Nói một cách ngắn gọn, nhiều hơn không phải là tốt hơn khi nói đến “xin lỗi”.

Bằng việc cố gắng ngừng lạm dụng lời xin lỗi, bạn thực sự đang học cách xin lỗi tốt hơn. Bởi vì một lời xin lỗi chân thành là sự thừa nhận thất bại, chứ không phải nỗi sợ hãi bị chỉ trích hoặc bị từ chối, mà vì sự hối hận thực sự và mong muốn hàn gắn một mối quan hệ bị tổn thương.

Khi lời xin lỗi không phải từ nỗi sợ hãi mà từ việc hiểu được bản thân và người khác, bạn đang giúp xây dựng một xã hội trung thực hơn cho cả thế giới thực và ảo.

 

Nguồn: hit.vn

Sưu tầm: Hoàng Anh - Tổ Kỹ thuật

zalo

Đặt hàng online

zalo