Làm sao tập suy nghĩ trước khi nói, trước khi làm

 

Từ xưa, ông bà ta đã có câu: “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay chẳng hạn như “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Tất cả những lời khuyên được đúc kết từ kinh nghiệm của ông bà đều được gửi gắm vào đây. Qua đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của suy nghĩ trước khi nói.

Ắt hẳn trong chúng ta cũng đã có ít nhất một lần vì lỡ lời mà khiến cho người xung quanh mình bị tổn thương, buồn lòng. Hoặc tệ hơn là làm hỏng cả một mối quan hệ. Mặc dù biết rằng hãy nghĩ trước khi nói nhưng không phải ai cũng làm được.

Nói là một hành động đơn giản, nhưng không thể nói một cách tùy tiện. Bạn có biết rằng, “nói” là một kỹ năng. Có rất nhiều người nói rất hay, họ rất cẩn thận trong việc sử dụng từ ngữ, quan sát xung quanh để nói những chủ đề phù hợp.  Và cũng có những người chỉ lại chỉ nói mà không nghĩ quá nhiều, kiểu nghĩ gì nói nấy.

Chủ đề hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đó là Làm sao tập suy nghĩ trước khi nói, trước khi làm, làm gì để khôn ngoan hơn mỗi ngày.

 

1, Vì sao phải suy nghĩ kĩ trước khi nói? Nếu nói không suy nghĩ sẽ gây ảnh hưởng như thế nào?

– Khi bàn luận về vấn đề này, chắc hẳn chúng ta đều nghĩ ngay đến việc: nếu không nghĩ kĩ trước khi nói thì sẽ nói ra những câu khiến mọi người mất vui, hay ai đó tổn thương.

Tâm lý con người thường ở trạng thái dễ cáu giận hơn. Nó là một phần của việc kiểm soát cảm xúc bản thân. Ví dụ: đứa em làm vỡ chén bát khi dọn cơm. Tức giận ngay lúc đó, chúng ta có thể chỉ nói ra những lời khó nghe, làm tổn thương hoặc thậm chí là gây đả kích cho người em. Và hầu như chúng ta đều nghĩ rằng việc đó là bình thường, vì nó làm sai thì phải mắng.

Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Chúng ta phải biết rằng, việc làm vỡ chén bát không phải là điều mà người em cố ý. Đôi khi chúng ta cũng vô tình làm vỡ như vậy. Do đó, không phải lỗi hoàn toàn ở người em. Thay vì trách mắng nặng nề, chúng ta có thể giải quyết tình huống một cách nhẹ nhàng hơn.

Bạn có thể giận, nhưng đừng thể hiện nó một cách tiêu cực. Chúng ta có thể nói rằng: “sao em lại không cẩn thận như vậy? Thôi không sao, dọn chỗ này sang một bên rồi lấy chén bát mới ra ăn. Lần sau nhớ chú ý hơn nhé”

Với những lời nói đơn giản như vậy, chúng ta sẽ giúp cho mọi người cảm thấy thoải mái hơn, người em không bị áp lực về tinh thần và không khí bữa cơm sẽ vui hơn.

Chúng ta cứ nghĩ rằng lời nói hay từ ngữ sử dụng đều là bình thường, không cần để ý nhiều. Nhưng thực ra sức mạnh của lời nói cực kỳ lớn. Nó có tác động tiêu cực hoặc tích cực đến một cá nhân, tập thể.

Bạn có để ý rằng, trong quân đội thường có những buổi giao lưu và củng cố tinh thần của các chiến sĩ không? Đó là cách quân đội sử dụng lời nói để động viên, an ủi và khích lệ tinh thần của các chiến sĩ đang trong doanh trại bộ đội.

Do đó, trước khi muốn nói điều gì, hãy dừng lại vài giây trong đầu để nghĩ kĩ lại rồi hãy nói ra. Đặc biệt hơn, nếu bạn là một người có tầm ảnh hưởng, thì lời nói phải cực chú ý.

– Hãy nghĩ thử xem, những gì bạn nói đối phương có hiểu đúng hay không

Đôi khi, chúng ta không có ý gì xấu nhưng người nghe lại hay suy nghĩ nhiều nên có thể họ sẽ hiểu sai ý của bạn. Hoặc những từ ngữ mà bạn sử dụng ít phổ biến, và chỉ thuộc từ ngữ sử dụng trong một cộng đồng nào đó thì sẽ khiến cho người nghe không nắm rõ hết được thông tin bạn muốn truyền tải.

Do đó, trước khi nói, hãy lựa chọn những từ ngữ được mọi người cùng sử chung. Đừng cố thể hiện bản thân đặc biệt bằng cách sử dụng những từ ngữ chả ai hiểu được.

– Khi muốn bày tỏ điều gì, hãy nói rõ ràng chứ đừng chỉ ám chỉ. Ví dụ như: Tôi muốn mượn cây bút chì của cậu chứ đừng hỏi: Tôi muốn mượn cái kia của cậu.

 

2, Làm sao để tập suy nghĩ trước khi làm, suy nghĩ trước khi nói

Bản thân chúng ta đều biết rằng, cần phải suy nghĩ kỹ trước khi nói nhưng không phải ai cũng làm được. Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể làm khảo:

– Chúng ta thường có suy nghĩ và xu hướng sử dụng từ ngữ tiêu cực chiếm khoảng 70% trong hệ thống từ ngữ nghĩ trong đầu. Do đó, khi nói chúng ta sẽ thường sử dụng những từ ngữ gây cảm giác tiêu cực. Mẹo đầu tiên đó chính là hãy tập suy nghĩ và nói những từ ngữ tích cực nhiều hơn, đặc biệt là những từ ngữ khích lệ cổ vũ mọi người. Ví dụ như: thật tuyệt vời, làm tốt lắm, không sao đâu, sẽ ổn thôi,…

– Dù bạn có đùa, cũng phải biết điểm dừng và tránh lôi điểm yếu, hay điều khó chịu của đối phương ra để trêu. Cho dù ý định của bạn chỉ là để mọi người vui vẻ nhưng đôi khi nó sẽ khiến cho người nghe bị tổn thương, khiến họ thêm tự tin và cảm thấy muốn tránh xa mọi người.

Thế nào là khôn khéo? Là không chỉ suy nghĩ trước khi nói hay làm những việc nghiêm túc mà cho dù bất cứ trường hợp vui, buồn, nghiêm túc … đều phải suy nghĩ thấu đáo, rồi mới nói. Như vậy được gọi là một cách giao tiếp khôn khéo.

– Trước khi muốn nói điều gì, bạn hãy dừng lại hít thở sâu khoảng 2-3 giây. Đây là lúc để bạn bình tĩnh và cân nhắc có nên tiếp tục nói hay không. Nếu không có gì để nói, tốt nhất bạn nên im lặng thay vì cố gắng khơi gợi chuyện để nói và rồi vô tình nói những gì không cần thiết.

– Học cách nói giảm nói tránh: chúng ta đều biết nói giảm nói tránh giúp giảm tỷ lệ gây sát thương bằng lời nói cho đối phương. Hoặc trong một số trường hợp đưa ra lời khen thì sẽ không khiến đối phương trở nên tự phụ. Đây cũng là một kỹ năng cần phải rèn luyện.

Ví dụ: một người bạn mới đi nhuộm tóc về và hỏi bạn có đẹp không. Nếu bạn trả lời “đẹp đấy, rất hợp với cậu” thì hẳn nhiên người bạn sẽ rất vui. Nhưng giả sử không đẹp là bạn nói thẳng ra rằng: “trông rất xấu” thì sẽ khiến cho người bạn bị tụt cảm xúc và cảm thấy bạn thật đáng ghét.

Thay vào đó, cho dù không đẹp thì hãy nói rằng: “ổn đấy, nhưng mình nghĩ cậu nên làm màu này hoặc kiểu này thì sẽ hợp với cậu hơn”

– Không chỉ nghĩ trước khi nói, mà cũng phải nghĩ trước khi làm, đặc biệt là trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng, trên mạng chả ai biết mình, mình thích nói gì thì nói. Nhưng chính vì cái suy nghĩ đó mà có rất nhiều anh hùng bàn phím chỉ biết phán xét, a dua và nói những lời không được tốt về những người khác.

Những câu chuyện buồn về những người bị áp lực, trầm cảm từ những bình luận ác ý đã cho chúng ta thấy sức ảnh hưởng của lời nói cho dù là trên mạng là to lớn và nguy hiểm như thế nào. Do đó, hãy luyện tập việc suy nghĩ trước khi nói, trước khi làm ở trong mọi trường hợp.

Thay vì gõ một bình luận chê trách, bạn có thể thay bằng lời động viên hoặc nếu không thì đừng viết gì cả.

– Trước khi nói, hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình: “Mục đích câu nói của bạn là gì? Kết quả nó mang lại có thể là như thế nào?” Đây là cách giúp bạn tạm hình dung ra tác động của câu nói bạn sẽ nói đến mọi người như thế nào. Từ đó, đưa ra quyết định có nên tiếp tục nói hay không.

 

Nguồn: bytuong.com

Sưu tầm: Xuân Hương – P. DVKH

zalo

Đặt hàng online

zalo