Nghệ thuật của sự “cho đi”: Bí quyết đơn giản để có được sự tin tưởng và yêu mến nơi công sở

 

Công sở chính là "ngôi nhà thứ 2" của bạn, nếu chốn công sở "dễ thở" thì hiệu quả công việc của bạn không thể tốt như ý. Sự ủng hộ và tôn trọng của đồng nghiệp là những yếu tố giúp bạn đạt được những thành tựu đáng kể trong công việc. Vì thế, đừng bao giờ quên tạo nên những mối quan hệ tích cực với những người làm việc cùng bạn.

“Cho đi” vẫn luôn được ca ngợi là một đức tính tốt trong cuộc sống. Nhưng bạn có biết là trong công việc nó cũng rất hữu ích. Tất nhiên, ở môi trường công sở, chúng ta có xu hướng tập trung vào thúc đẩy bản thân và theo đuổi các sở thích cá nhân, một số môi trường còn có sự cạnh tranh cao độ. Nhưng vì thế, chúng ta vô tình quên mất phải “cho đi” mà chỉ tập trung “lấy đi” từ thế giới để phục vụ cho mục tiêu của mình – một thói quen khiến các mối quan hệ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Vậy việc “cho đi” ở công sở nên làm như thế nào cho khéo léo mà không bị mang tiếng là giả tạo? Việc dành cho người khác những điều tốt đẹp nên xuất phát từ sự chân thành thay vì những tính toán. Và cũng đừng quên lắng nghe để tặng họ những điều họ muốn, nhờ thế, đồng nghiệp sẽ hiểu là bạn tôn trọng và có dành thời gian tìm hiểu nhu cầu của họ, họ sẽ có thêm niềm tin để hợp tác cùng bạn. Một số việc đơn giản bạn có thể làm để thể hiện sự thân thiện của mình như là:

Tặng những món quà nhỏ cho đồng nghiệp

Đừng nghĩ cứ quà là phải vật chất, những món quà tinh thần có rất nhiều ý nghĩa và giá trị mà bạn không biết. Hãy thử cam kết với bản thân rằng mỗi ngày sẽ tặng cho những đồng nghiệp ít nhất một món quà, như một nụ cười, một lời mời ăn trưa hoặc một lời khen. Bạn sẽ giúp một người cảm thấy tốt hơn rất nhiều chỉ nhờ một câu nói “Bạn làm tốt lắm” hay “Chúc mừng nhé!”. Sau một chặng đường dài, họ nhất định sẽ nhận ra sự quan tâm của bạn dành cho thôi.

Lịch thiệp khi nhận lại

Theo lẽ thường, khi được nhận và cảm nhận được sự yêu mến mà bạn dành cho thì người ta sẽ có xu hướng đáp lại. Nhưng bạn đừng nghĩ đây là quy tắc hay là điều bắt buộc họ phải làm, vì như thế là bạn đã có suy nghĩ ban ơn. Hãy đón nhận sự đáp lại cũng trên tinh thần hào phóng, rộng lượng và cố gắng giữ dòng chảy này được suôn sẻ.

Đừng phủ nhận niềm vui mà người khác mang lại. Cũng đừng tặng quà cho có rồi thôi. Ngay cả những lời “cảm ơn” đơn giản nhất nhưng lặp đi lặp lại cũng sẽ giúp đồng nghiệp cảm thấy được tôn trọng.

Lặng lẽ chúc những điều tốt nhất cho đồng nghiệp

Điều này có vẻ khó hơn, bởi nó phải xuất phát từ chính tâm lý của bạn. Môi trường công sở là một nơi mà sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi, nhưng không vì thế mà nên trù dập đồng nghiệp kém cỏi. Nếu bạn thiết lập trong đầu óc một suy nghĩ tích cực là mình mong muốn điều tốt đẹp nhất sẽ đến cho đồng nghiệp thì nó sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn và vui vẻ hơn nhiều.

Khi bạn lặng lẽ nghĩ những điều tốt đẹp về đồng nghiệp thì dần dần bạn sẽ nhận thấy những phần tốt đẹp của họ. Hành động của bạn cũng trở nên tích cực hơn, mang nhiều sự hỗ trợ hơn và không khí nơi văn phòng cũng sẽ thoải mái hơn.

 

Nguồn: cafef.vn

Sưu tầm: Phan Thủy –P.PTKD

zalo

Đặt hàng online

zalo