Nguyên nhân và giải pháp xử lý ô nhiễm không khí trong nhà

 Bụi, nấm mốc, vi khuẩn, hóa chất tẩy rửa…, đặc biệt trong thời gian Tết hoạt động đốt vàng mã, đốt hương nhiều, khiến cho ngôi nhà bạn đang sống bị ô nhiễm không khí. Để xử lý tình trạng ô nhiễm này, bạn có thể dùng máy lọc không khí hay máy điều hòa nhiệt độ lọc không khí; Đốt tinh dầu cũng giúp khử hơi và khí độc hại trong nhà; hay mở các cửa sổ trong nhà để lưu thông không khí.


Theo Khám Phá, không chỉ môi trường bên ngoài bị ô nhiễm không khí, môi trường bên trong nhà cũng bị ô nhiễm. Bụi, nấm mốc, vi khuẩn, hóa chất tẩy rửa…, đặc biệt trong thời gian Tết hoạt động đốt vàng mã, đốt hương nhiều, khiến cho ngôi nhà bạn đang sống bị ô nhiễm không khí.
Trong nhà có bị ô nhiễm?

Nhiều người thường nghĩ rằng ô nhiễm không khí chỉ xảy ra ở đường phố hay nhà máy mà không biết rằng ngôi nhà của mình cũng có nguy cơ bị ô nhiễm. Ô nhiễm không khí không những ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh về hô hấp.


Bố mẹ thường khuyên con cái ở trong nhà để tránh không khí ô nhiễm bên ngoài. Tuy nhiên, ở trong nhà, không khí cũng có thể bị ô nhiễm. Đây còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong ở khu vực Đông Nam Á.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, mỗi năm có hàng triệu người, chủ yếu tại các nước đang phát triển chết vì ô nhiễm không khí trong nhà, do việc sử dụng các nhiên liệu nguy hiểm như than, dầu, củi, rác thải  nông nghiệp...

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Có nhiều yếu tố góp phần làm giảm chất lượng không khí trong nhà chẳng hạn như khói thuốc lá hoặc các hóa chất. Việc tiếp xúc với các hóa chất có thể gây tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, một yếu tố ít được biết đến là khói thuốc lá gián tiếp. Khói thuốc lá gián tiếp xảy ra khi nicotine bám trên quần áo của người hút. Nicotine tương tác với môi trường trong nhà, hấp thụ lên các bề mặt mềm.

Những yếu tố này càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu ngôi nhà của bạn không được thông gió và thoáng mát. Hơn nữa, nếu ngôi nhà bạn nằm xung quanh những ngôi nhà cao tầng, tình trạng ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng hơn.

Giám sát tình trạng ô nhiễm bằng cách nào?

Cách tốt nhất để giám sát tình trạng ô nhiễm là quan sát các thành viên trong gia đình. Bạn có thể chú ý rằng con mình gặp những vấn đề về hô hấp như ho và hen suyễn và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về tình trạng ô nhiễm không khí trong phòng của mình.

Để xử lý tình trạng ô nhiễm này, bạn có thể dùng máy lọc không khí hay máy điều hòa nhiệt độ lọc không khí. Trong đó, máy lọc không khí giúp lọc sạch chất gây ô nhiễm có hại cho sức khỏe như nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn, virus… Máy lọc không khí có khả năng lọc sạch không khí tốt hơn máy điều hòa lọc không khí nhiều lần.

Đốt tinh dầu cũng giúp khử hơi và khí độc hại trong nhà. Đặc biệt, tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp) có thể điều trị các bệnh về đường hô hấp, ngạt mũi, diệt khuẩn, loại bỏ nhiều chất độc hại trong không khí.

Ngoài ra, vào buổi sáng cuối tuần, bạn có thể mở các cửa sổ trong nhà để lưu thông không khí. Nếu quanh nhà hoặc nhà hàng xóm có trồng nhiều cây cối, bạn không nên mở cửa phòng vào lúc chiều tối vì muỗi sẽ bay vào nhà.

Sưu tầm: Yến Nhi – P.KTSX

 

zalo

Đặt hàng online

zalo