Phương pháp truyền động lực cho nhân viên làm việc.

 

Tìm ra các phương pháp tạo động lực làm việc hiệu quả nhất cho nhân viên là điều quan trọng để đảm bảo rằng tài nguyên quan trọng nhất của công ty bạn đạt được tiềm năng to lớn nhất. 

Làm sao truyền động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả

Để truyền cảm hứng thực sự cho nhân viên nhằm thúc đẩy họ làm việc hết công suất thì nhà quản lý còn phải vận dụng thêm nhiều phương pháp.

Là một tổ chức hoạt động với sứ mệnh lớn lao

Nhân viên sẽ cảm thấy có động lực hơn khi làm việc cho một tổ chức hướng đến những sứ mệnh lớn. 
Annie’s Homegrown là một trong những công ty nhỏ thành công nhất ở Mỹ, nhân viên của họ luôn được tạo động lực mạnh mẽ về sứ mệnh của mình. CEO John Foraker cho rằng: “Tiền lương, lợi ích và môi trường làm việc thoải mái rất quan trọng, nhưng việc có ràng buộc bởi một mục đích chung lớn lao mới là động lực thúc đẩy nhân viên của chúng tôi mạnh mẽ nhất.” Đó chính là lý do tại sao công ty của ông lại thu hút được rất nhiều nhân tài có tham vọng và năng lực cao, những người quan tâm và muốn làm nên sự khác biệt trên thế giới.

Lắng nghe nhân viên

Việc khuyến khích nhân viên lên tiếng góp ý xây dựng cho công việc chung cho mang lại rất nhiều lợi ích. Plank luôn lắng nghe và tiếp nhận ý kiến ​​của nhân viên một cách nghiêm túc trong mỗi cuộc họp hay cả khi nói chuyện riêng. Ông đã nhận ra rằng, nhân viên luôn đưa ra những ý kiến mà mình chưa từng nghĩ đến. Nhờ việc đó, nhân viên cũng biết rằng họ là một phần của quá trình làm việc,  họ cảm thấy bản thân mình cần thiết với công ty, được đánh giá cao và có giá trị.

Đồng thời, hãy cho phép nhân viên tham gia thiết lập mục tiêu và cột mốc trong mỗi công việc lớn. Các hoạt động phi cấp bậc như này sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mới mẻ và các giải pháp sáng tạo. Và nhân viên sẽ cảm thấy được tự định hướng và lắng nghe, điều này sẽ giúp họ có động lực làm việc lớn hơn.

Cho nhân viên biết sự đóng góp của họ góp phần thay đổi tích cực như thế nào đến công việc. Thấy được điều đó, nhân viên sẽ tích cực hơn trong việc đóng góp ý kiến với lãnh đạo.

Đánh giá nhân viên là nhiệm vụ rất quen thuộc đối trong việc quản lý nhân sự. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý vẫn thường mắc phải sai lầm khi đánh giá nhân viên của mình.  Những sai lầm trong quản lý nhân sự là điều không thể tránh khỏi. ..... Xem Thêm 

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, nhà quản lý, bạn chính là người truyền cảm hứng cho nhân viên. Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe các khiếu nại, vấn đề và ý tưởng của nhân viên bất cứ khi nào, cũng như dành thời gian để tìm hiểu họ đang làm gì. Qua việc tiếp xúc với nhân viên, hãy tìm ra giải pháp cho các vấn đề như khó khăn trong giao tiếp, trong nguồn lực, sự xáo trộn thông tin, thiếu thách thức hoặc không hài lòng với công việc.

Khuyến khích phát triển bản thân và trau dồi kĩ năng nghề nghiệp

Bạn cần biết được mục tiêu, sở thích cá nhân của nhân viên và những gì thúc đẩy họ trong công việc. Theo đó, hãy luôn là một lãnh đạo tâm lý và có trách nhiệm bằng cách giúp đỡ và tạo động lực phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng người, để mỗi nhân viên có thể phát triển bản thân thật tốt và có những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp.

 Khuyến khích làm việc độc lập, tự do
 
Theo tháp nhu cầu của Maslow, khi con người đã được đáp ứng nhu cầu cơ bản về thức ăn và chỗ ở, vật chất sẽ không còn là thứ thúc đẩy họ, mà họ sẽ có nhu cầu cao hơn về sự thoả mãn cá nhân và sự sáng tạo. 

Khuyến khích các cá nhân và tập thể trong công ty không ngừng sáng tạo, phát triển tư duy, và tự định hướng là động cơ thúc đẩy họ. Bạn có thể cho nhân viên lựa chọn nhiệm vụ để làm và nhóm mà họ muốn làm việc cùng. Điều này khuyến khích họ phát triển dồi dào các kỹ năng, từ đó tăng năng suất, động lực và khả năng chuyên môn của họ. 

Khen thưởng và công nhận thường xuyên
 
Sự khen thưởng và công nhận phải được diễn ra thường xuyên hàng tháng, hàng năm. Chỉ cần là một bữa ăn trưa, pizza hay đồ ăn vặt để công nhận và cảm ơn nhân viên vì những thành tích của họ, họ sẽ cảm thấy có động lực hơn rất nhiều. Ngoài ra, hàng năm công ty có thể tổ chức những buổi lễ cảm ơn, tại đó để cấp trên trở thành người phục vụ đồ ăn cho nhân viên. Sự đảo ngược vai trò như này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và được đánh giá cao bởi những người luôn chỉ đạo họ.

 

Nguồn: vtask.net

Sưu tầm: Hữu Bằng - Tổ Bảo trì

zalo

Đặt hàng online

zalo