RÁC THỦY TINH – HIỂM HỌA MÔI TRƯỜNG KHÔNG THUA GÌ NHỰA

 

Những mảnh vụn thủy tinh sắc nhọn như lưỡi dao thải vào môi trường lại là một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì mảnh vụn thuỷ tinh không bị vi sinh vật phân hủy và có thể tồn tại gần như là vĩnh viễn nều không bị thời tiết tác động.

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc sỡ đã trở thành những vật dụng thường ngày trong cuộc sống của chúng ta. Đồng thời với điều đó thì thủy tinh có hại cho môi trường và sức khỏe con người cũng đang trở thành một vấn đề không thể xem nhẹ.

Ở nhà lỡ tay đánh vỡ cái cốc xem là việc nhỏ, chỉ cần hốt các mảnh vụn đổ vào thùng rác là xong. Nhưng hàng ngàn hàng vạn mảnh vụn thủy tinh sắc nhọn như lưỡi dao thải vào môi trường lại là một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì mảnh vụn thuỷ tinh không bị vi sinh vật phân hủy và có thể tồn tại gần như là vĩnh viễn nếu không bị thời tiết tác động.

Những khu vực tập trung nhiều mảnh thủy tinh tiềm ẩn nguy cơ làm bị thương, nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác cho con người và các loài sinh vật. Việc canh tác trên những vùng đất bị ô nhiễm rác thủy tinh là ít khả thi.

Tại nhiều bãi biển, rác thủy tinh đã gây ra rắc rối cho những người tắm biển. Khi một con vật nuốt phải rác thủy tinh, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều việc nuốt phải rác thải nhựa.

Trên thế giới đã có nhiều nước đặt ra chính sách để hạn chế các chế phẩm thủy tinh, giảm ô nhiễm cho môi trường. Ví dụ ở Mỹ đã liệt mảnh vụn thủy tinh và các loại chai lọ là những vật ô nhiễm môi trường cần phải loại bỏ.

Ở Italia, các chuyên gia đã đưa ra những qui định có tính pháp luật để thu hồi các chai lọ nước uống. Ở Thụy Sĩ, tỉ lệ thu hồi chai lọ thủy tinh cao đạt trên 80%.

Để giảm thấp và xóa bỏ ô nhiễm thủy tinh, chúng ta phải tập thành thói quen thu gom mảnh vụn thủy tinh và chai lọ. Nhà nước phải có cơ quan thu mua phế phẩm để có thể thu hồi và lợi dụng thủy tinh và chai lọ, chỉ có như thế mới bảo vệ được môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Việc phân loại riêng thủy tinh với các loại rác khác như nhựa, giấy… là một cách tuyệt vời để hỗ trợ cho việc tái chế và xử lý tiếp sau đó. Đầu tiên, tái chế lại các chai thủy tinh đã qua sử dụng là một cách hữu hiệu để bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Bởi thủy tinh có thể mất tới một triệu năm để phân hủy hoàn toàn. Trong khi đó, người ta chỉ cần khoảng 30 ngày để làm mới hoàn toàn món đồ thủy tinh vứt đi của bạn thành một sản phẩm đẹp đẽ và tiện dụng có thể trưng bày trên kệ hàng.

Mặt khác, mỗi tấn thủy tinh được tái chế, nhân loại sẽ tiết kiệm một lượng lớn nguyên liệu thô cần thiết để tạo ra thủy tinh mới – bao gồm 590 kg cát, 186 kg bột Natri Carbonate và 173 kg đá vôi.

Tuy nhiên, chế tạo thủy tinh mới cũng tiêu tốn nhiều năng lượng và tạo ra ô nhiễm công nghiệp góp phần vào hiệu ứng nhà kính. Bởi quá trình làm nóng cát và một số chất khác ở nhiệt độ lên đến hơn 1400 độ C mới tạo ra được thủy tinh.

Trong khi, với quá trình tái chế, người ta sẽ nghiền vụn thủy tinh cũ – được gọi là cullet. Sản phẩm thủy tinh tái chế từ cullet sẽ tiêu thụ ít hơn 40% năng lượng so với việc làm ra thủy tinh mới.

Thủy tinh được làm từ những vật liệu ổn định như cát và đá vôi. Vì vậy, chúng rất ít chịu ảnh hưởng và tương tác hóa học với các chất xung quanh. Do đó chúng có thể được tái sử dụng nhiều lần mà chất lượng hầu như không thay đổi.

Mỗi tấn thủy tinh được tái chế, nhân loại sẽ tiết kiệm một lượng lớn nguyên liệu thô cần thiết để tạo ra thủy tinh mới – bao gồm 590 kg cát, 186 kg bột Natri Carbonate và 173 kg đá vôi.

Ngoài khả năng tái chế thành những chai lọ, thủy tinh còn có thể được dùng để xây tường và trang trí cảnh quan. Thủy tinh là một trong những sản phẩm dễ tái chế nhất mà còn mang lại lợi ích lớn cho môi trường.

 

Nguồn: moitruong.com.vn

Sưu Tầm: Thúy Vân - BP. Tổ Hóa

zalo

Đặt hàng online

zalo