Sơn La: Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do chế biến nông sản

 

Nhiều năm nay, người dân trên địa bàn thành phố Sơn La liên tục phải đối mặt với việc sử dụng nguồn nước không an toàn.

 

Nguyên nhân chính là do một số cơ sở sản xuất chế biến nông sản đã không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải và bã thải chưa có hoặc không đạt tiêu chuẩn, nguy cơ ngấm vào nguồn nước sạch cung cấp cho hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn thành phố Sơn La,  gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

 

Nguyên nhân chính là do một số cơ sở sản xuất chế biến nông sản đã không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải và bã thải chưa có hoặc không đạt tiêu chuẩn, nguy cơ ngấm vào nguồn nước sạch cung cấp cho hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn thành phố Sơn La,  gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

 

Năm 2015, nhà máy nước Thành phố Sơn La phải ngừng sản xuất 20 lần với tổng cộng 150 giờ do nguồn nước bị ô nhiễm. Năm 2016, chỉ tính riêng trong 2 tháng 9, 10 Nhà máy đã phải ngừng sản xuất 6 lần với 45 giờ.

 

Ngoài việc phải ngừng sản xuất, Công ty bị giảm doanh thu, tăng phí vệ sinh, tăng phí bảo dưỡng hệ thống cấp nước, người dân trên địa bàn thành phố thì bị ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày. Họ cũng không biết nguồn nước mình đang sử dụng có đảm bảo an toàn hay không.

 

Ông Dương Huy Lộc, tổ 12 phường Quyết Thắng TP Sơn La bức xúc nói, chúng tôi dùng nước hàng ngày, nếu mà không biết thì vẫn cứ dùng  cho nên nếu mà bây mới biết thì sử dụng rất là ngại ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu mà sự cố nước bị ô nhiễm kéo dài thì chúng tôi cũng nên có kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm nên khắc phục tình trạn ô nhiễm này không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

 

Nhà máy cấp nước Thành phố Sơn La có công suất 12.500m3/ngày đêm, có nhiệm vụ cấp nước cho 2/3 dân cư đô thị và các cơ quan của tỉnh, thành phố đóng trên địa bàn. Từ trước đến nay, nước sinh hoạt của thành phố đều được lấy từ hang nước Tát Tòng, thuộc bản Bó, xã Chiềng Anh, thành phố Sơn La

 

Thế  nhưng,  tại xã Muổi Nọi huyện Thuận Châu và xã Chiềng Đen thành phố Sơn La có 3 cơ sở và hơn 60 hộ kinh doanh nhỏ lẻ chế biến hàng nông sản mà hầu hết các cơ sở này chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không đạt tiêu chuẩn. Điều đáng nói là hầu hết các cơ sở chế biến này đều nằm ở đầu nguồn nước, nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 11 nghìn hộ dân thành phố.

 

Theo ông Nguyễn Tiến Hán, Phó giám đốc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La cho rằng, qua đánh giá chúng tôi thấy những cơ sở chế biến cà phê lớn có công suất chế biến 15 tấn trở lên thì các công trình chứa nước thải của họ không bảo đảm an toàn.

 

Thứ nhất là họ chỉ đào một cái hố. Thứ hai là xây bằng đá xung quanh. Đối với các hộ nhỏ lẻ còn rất nhiều, họ cứ xát cà phê, xả nước thải ra môi trường, rồi nước thải sẽ chảy ra ngoài suối và trên điều kiện đá vôi nhiều như hiện nay thì chúng tôi thấy nước thải đổ ra nó sẽ chảy ra suối thôi. Cho nên mỗi mùa cà phê đến thì chúng tôi là người sản xuất rất là lo lắng, và người dân thì không an tâm.

 

Từ năm 2012, thực trạng ô nhiễm nguồn nước đã được lực lượng chức năng và chính quyền địa phương vào cuộc kiểm tra, xử lý dưới nhiều hình thức, các cơ sở cũng đã ký cam kết không vi phạm tuy nhiên tình trạng này vẫn còn tái diễn.

 

Chỉ khi nào các cơ quan chức năng giải được bài toán về xử lý hệ thống nước thải của các cơ sở chế biến nông sản nơi đầu nguồn nước thì hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn thành phố mới hết lo lắng về chất lượng nguồn nước sạch.

 

Nguồn: antv.gov.vn/tin-tuc

Sưu tầm: Phương Anh – tổ hóa

zalo

Đặt hàng online

zalo