Thay đổi suy nghĩ, thay đổi cuộc sống!

 

Nếu không thay đổi được cách nghĩ và cách đón nhận những điều mới mẻ trong cuộc sống này, cuộc đời chúng ta chấm dứt sớm hơn chúng ta tưởng.

Những vết hằn của thời gian thoáng hiện và rõ dần trên gương mặt khi chúng ta bước qua những tháng năm của đời người. Dòng chảy ấy đưa chúng ta đến ngày càng gần hơn với những giới hạn của thân xác con người.

Vậy mà không ít người đã “giam cầm” mình trong quá nhiều giới hạn, mà nhà tù lớn nhất mỗi người tự đưa mình vào là “nhà tù tâm trí”; cụ thể là: chúng ta không cho phép suy nghĩ của mình vượt ra khỏi cái khuôn hạn hẹp sẵn có, để rồi cuộc sống ta ngày càng trở nên nhàm chán, tù túng, bế tắc và mất vui đi rất nhiều.

Lúc vừa mới sinh ra, não chúng ta chưa có những kết nối thần kinh, nhưng sau đó không lâu – chỉ trong vòng 3 năm đầu đời, não có hơn 15.000 kết nối thần kinh. Đến tuổi trưởng thành, não đã tiếp thu được một khối lượng kiến thức và thông tin khá lớn từ thế giới bên ngoài qua học tập, làm việc cũng như những trải nghiệm trong cuộc sống.

Những điều đó được chúng ta lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, dần dần hình thành thói quen hay chính là thế giới quan của riêng mình. Khi đó, não chúng ta “tuyên bố”: “Tôi biết đủ rồi!”

Tuổi trưởng thành – lúc mà lẽ ra tâm trí của chúng ta bắt đầu có đầy đủ mọi điều kiện để tiếp tục khám phá sâu hơn, rộng hơn về cuộc sống, thế giới, con người và bản thân, thì lại là lúc chúng ta “nhốt” mình trong những điều đã biết và tự đóng sầm cánh cửa đi vào cuộc sống.

Từ lúc này, tất cả những gì thuộc về thế giới bên ngoài chỉ được não đón nhận và lý giải theo cách đã đóng khung, “thẳng thừng” từ chối hầu hết những gì khác lạ so với điều não chúng ta đã từng biết. Như vậy, cuộc đời chúng ta chấm dứt sớm hơn chúng ta tưởng vì chúng ta không thay đổi được cách nghĩ và cách đón nhận những điều mới mẻ trong cuộc sống này.

Chiến lược thông minh và linh hoạt

Bất kể đó là công việc gì thì một chiến lược thông minh rõ ràng là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của bạn. Có kế hoạch và chiến lược cụ thể sẽ tạo ra khuôn khổ tốt nhưng cũng không nên cứng nhắc theo khuôn khổ mà cần phải thay đổi một cách linh hoạt. Bởi vì cuộc sống vốn dĩ không ngừng vận động, chúng ta sẽ không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Sẽ có những rào cản làm gián đoạn kế hoạch. Vì thế, phụ thuộc vào một kết hoạch cố định sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái bị động và mất đi động lực làm việc.

Thay đổi cách suy nghĩ

Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân có thể làm điều gì khác đi? Hay cuộc sống của bạn vốn chỉ là những thói quen? Và có lẽ chính những thói quen và suy nghĩ “lối mòn” đó khiến bạn không đạt được mục tiêu như mong đợi.

Rất nhiều người có lối suy nghĩ rập khuôn, không có tính sáng tạo cũng chẳng có chút mới mẻ nào. Họ sẵn sàng tạo nên một “lối mòn” để bản thân có thể dễ dàng đi qua. Nếu không thoát ra khỏi “lối mòn” đó và làm một điều gì khác lạ so với bình thường thì có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ có được phút giây đột phá thật sự.

Cũng đừng chỉ chìm đắm trong lối suy nghĩ tiêu cực, thất vọng vì những điều diễn ra không như mong muốn. Thay vào đó, hãy nhìn những trở ngại đó là thách thức cần phải vượt qua bằng mọi cách. Theo khía cạnh tích cực, thách thức cũng chính là cơ hội để phát triển. Ghi nhớ được điều này, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ từ bỏ mọi việc một cách dễ dàng.

Thực hiện mục tiêu ngắn hạn thay vì dài hạn

Có câu nói của mục sư vĩ đại Martin Luther King: “Không cần phải nhìn toàn bộ cầu thang, chỉ cần bước lên nấc thang đầu tiên!” Không nên tốn quá nhiều động lực và thời gian cho những chiến lược dài hạn. Thay vào đó, chia thành các phần nhỏ hơn và thực hiện từng điều một giống như bước qua từng bậc thang. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng đạt được hơn. Dù mục tiêu to lớn thế nào cũng có thể hoàn thành nếu nó được chia nhỏ. Và bạn cũng sẽ vui vẻ, tích cực hơn khi nghĩ rằng bản thân đạt được những thành tựu nho nhỏ.

Phân tâm là “giết chết” thành công

Hãy nhớ rằng công việc là công việc và giải trí là giải trí. Không tập trung trong khoảng thời gian làm việc đồng nghĩa với việc kéo dài thời hạn hoàn thành và hiệu quả công việc cũng suy giảm. Một khi bắt đầu làm việc, hãy tập trung hết công suất để hoàn thành một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Sau đó nếu chạm đến ngưỡng căng thẳng, mệt mỏi thì nghỉ ngơi, thư giãn là điều cần thiết. Đừng làm việc quá sức khi bản thân cảm thấy mệt mỏi vì khi đó, có cố gắng đến mấy cũng khó có thể thành công.

 

Nguồn: baoninhthuan.com.vn

Sưu Tầm: NgocThiện _ P.BKS

zalo

Đặt hàng online

zalo