Bí quyết học kế toán thực hành để tăng cơ hội việc làm kế toán

 
Bí quyết học kế toán thực hành để tăng cơ hội việc làm kế toán

Học kế toán thực hành như thế nào để tăng cơ hội việc làm kế toán ? Tôi tin rằng đây là vấn đề rất nhiều bạn sinh viên kế toán rất quan tâm vì thưc trạng hiện nay đều nắm vững lý thuyết và nguyên tắc hạch toán kế toán nhưng lại không được thực hành nhiều nên kỹ năng làm việc còn nhiều hạn chế, do đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay khá cao. Vậy làm thế nào để trang bị cho bản thân kỹ năng thực hành kế toán để đáp ứng yêu câu từ mọi nhà tuyển dụng ?


Tính đến năm 2014, con số 162.000 người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp mới được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố khiến dư luận phải giật mình. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, lỗ hổng hướng nghiệp và chất lượng đào tạo các trường ĐH, CĐ hiện nay là nguyên nhân chính. Và sinh viên thuộc chuyên ngành kế toán cũng nằm trong số đó. Với bât kỳ một doanh nghiệp nào đều cần kế toán, sở dĩ kế toán thất nghiệp do chất lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Lý thuyết kế toán phải vững thì thực hành mới tốt


Nếu bạn không muốn mình nằm trong tỷ lệ sinh viên kế toán thất nghiệp thì ngay bây giờ bạn phải tự củng cố lại toàn bộ kiến thức lý thuyết kế toán, vì đó là nên tảng để thuận lợi hơn trong phát triển kỹ năng thực hành kế toán.


Thực tế cho thấy, khi hỏi những sinh viên thất nghiệp thì phần lớn đếu trả lời rằng do nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm nhưng lý do hoàn toàn không phải vậy. Bạn thử nghĩ xem khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi một tên tài khoản nào đó bất kỳ bạn có chắc là mình nhớ không ? Không nhớ tên hệ thống tài khoản, không biết cách vào hình thức sổ sách thì làm sao bạn có thể có được một công việc đúng chuyên ngành khi không đáp ứng được những yêu cầu nhỏ như vậy.


Do đó, bạn nên làm nhiều bài tập để dễ nhớ tên tài khoản, cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


Là kế toán phải biết quy trình kế toán tổng hợp


Để học kế toán thực hành hiệu quả bạn phải biết được quy trình kế toán tổng hợp. Từ quy trình kế toán này, bạn sẽ thấy được mình cần làm gì để hoàn thiện phần thực hành kế toán cho bản thân.


Quy trình kế toán tổng hợp là tổng hợp mối quan hệ giữa các công việc kế toán kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định trong thực tế làm kế toán tại doanh nghiệp. Ở bất kỳ đơn vị kinh doanh nào cũng cũng đều tuân thủ theo một quy trình kế toán tổng hợp này. Cụ thể, quy trình kế toán bao gồm 7 bước sau:
Bước 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Trong quá trình kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp sẽ phát sinh những công việc liên quan đến tài chính thì được gọi là nghiệp vị kinh tế phát sinh. Cụ thể, bằng chứng pháp lý chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành của các giao dịch chính là các chứng từ kế toán.


Bước 2: Lập và thu nhận chứng từ kế toán


Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch. Chứng từ kế toán được lập vào thời điểm phát sinh giao dịch được gọi là chứng từ gốc.
Bước 3: Ghi sổ sách kế toán
Sổ sách kế toán gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết. Căn cứ vào chứng từ kế toán, ghi chép Sổ sách kế toán.
Bước 4: Thực hiện bút toán cuối kỳ


Bước này nhằm xúc định số dư của tài sản, nguồn vốn và xác định được lãi lỗ trong kỳ của doanh nghiệp. Đây là công việc bắt buộc kế toán phải làm vào cuối kỳ là thực hiện bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán.


Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh


Căn cứ vào sổ sách thực hiện ở bước 4, kế toán tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh để có cái nhìn tổng quan về toàn bộ sổ cái phát sinh tại doanh nghiệp gồm những loại sổ cái nào và chính xác chưa, vì đây là bước để tiến hành lập báo cáo tài chính.


Bước 6: Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế


Kế toán không phải làm kế toán cho chính nó, mà mục đích là cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin thông qua các báo cáo tài chính.
Từ nhật ký sổ cái và sổ chi tiết, kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính gồm 4 bảng: bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Đồng thời, sẽ lập báo cáo quyết toán thuế để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân để nộp cho cơ quan thuế.


Đây là công việc cần rất nhiều thời gian nếu thực hiện kế toán thủ công. Tuy nhiên, nếu thực hiện kế toán bằng máy thì việc này có thể hoàn thành rất nhanh chóng.
Lưu ý: Thời hạn nộp báo cáo tài chính và quyết toán thuế cho cơ quan thuế là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu nộp quá thời hạn sẽ bị cơ quan thuế phạt về hành vi chậm nộp.


Bước 7: In sổ sách, đóng quyển và lưu kho


Việc lưu trữ sổ sách, số liệu kế toán là điều cần thiết, giúp dễ dàng hơn trong việc tra cứu các vấn đề liên quan ở các năm sau và đây cũng là công việc cuối cùng của kế toán.
Để thực hiện được những công việc trong quy trình kế toán, người kế toán phải am hiểu và vận dụng được các nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp và chế độ kế toán.
Tìm kiếm và tân dụng những cơ hội thực tập


Mặc dù nhà trường không có nhiều tiết thực hành cho bạn, nhưng cũng nên tận dung vì đây là khoảng thời gian giúp bạn củng cố lại kiến thức một cách hiệu quả, vì vậy đừng chỉ học theo cách đối phó. Ngoài ra, bạn nên tân dụng những cơ hội thực tập bên ngoài doanh nghiệp dù là nhỏ nhất, đây sẽ là nơi để bạn va chạm thực tế.


Tham gia một khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế


Dù bạn đã ra trường hay còn ngồi trên ghế nhà trường thì nên tham gia một khóa học kế toán thực hành thực tế. Nếu bạn không thể tự trang bị cho mình kỹ năng thực hành thì với những hình thức khóa học thực hành sẽ giúp bạn có kinh nghiệm trước khi xin việc. Không phải nói học thực hành thực tế là đều ra ngoài doanh nghiệp cả vì thực tế cũng cần được hướng dẫn chứ không phải tự nhiên mà có được, do đó tham gia một khóa học là điều cần thiết.


Bài toán kinh nghiệm từ nhà tuyển dụng


Là một sinh viên mới ra trường khi bắt đầu xin việc thì bắt gặp những thông tin tuyển dụng đại loại như là : cần tuyển kế toán tổng hợp 2 năm kinh nghiệm, kế toán bán hàng 1 năm kinh nghiệm,… Bạn mới ra trường thì làm gì có kinh nghiệm mà đáp ứng ? Nhưng các bạn cũng đừng bi quan vì thực tế nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn là sinh viên mới ra trường nên chỉ kiểm tra lại kiến thức như bút toán, cách vào sổ nhật ký chung,.. như bài viết đã nói phía trên. Vì nếu thật sự liên quan đến kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng đòi hỏi các bạn lập báo báo tài chính và quyết toán thuế, thì đấy mới là đòi hỏi kinh nghiệm.


Web kế toán cũng từng có một viết về kế toán mới ra trường và cách giải bài toán kinh nghiệm. Các bạn có thể đọc tham khảo để giải quyết bài toán nan giải này.
Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã làm kế toán


Có thể bạn chưa có kinh nghiệm thực tế, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn không biết thực tế là như thế nào. Với những người đã làm kế toán, thì họ rất sẳn sàng chia sẻ về kinh nghiệm khi làm tại doanh nghiệp như 7 sai lầm lớn cần tránh trong nghề kế toán, vấn đề là chúng ta có muốn học hỏi từ họ hay không. Ngoài ra, khi tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực tế thì bạn có cơ hội tiếp xúc với những kế toán trưởng nhiều năm trong nghề và đây là cơ hội không phải ai mới ra trường cũng có được.
Bí quyết cuối cùng là chính ở bản thân bạn


Bí quyết, kinh nghiệm thì đều cho con người tự trải nghiệm mà có được chứ không phải tự nhiên. Do đó, đều quyết định còn lại là chính bản thân bạn. Học kế toán thực hành đã giúp bạn có được một phần kinh nghiệm và đều còn lại là cơ hội việc làm đúng chuyên ngành như mong muốn. Để làm được việc này, bạn phải chủ động hơn trong tìm việc làm và tự tin vào bản thân khi đi phỏng vấn. Nếu bạn thực hiện như những gì web kế toán chia sẻ trên đây thì bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào bản thân để có thể đáp ứng mọi nhu cầu từ nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn tham gia vào khóa học kế toán tổng hợp thực hành thì một số trung tâm có giới thiệu việc làm sau khi bạn hoàn thành khóa học, bạn cũng có thể tận dụng những cơ hội như thế này.


Trên đây là những chia sẻ về “Bí quyết học kế toán thực hành để tăng cơ hội việc làm kế toán” hy vọng giúp những bạn kế toán mới ra trường có thể tự tin hơn về nghề kế toán trong tương lai.

 

Sưu tầm: Mộng Vi- P. Kế toán


Nguồn: ke-toan.com
 

zalo

Đặt hàng online

zalo