CÁC PHONG TỤC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

 

1. Dọn vệ sinh

Tết Nguyên Đán là dịp sum họp lớn nhất trong năm của người Việt. Chính vì thế, hầu hết các gia đình đều chú trọng đến việc dọn dẹp, sửa sang nhà cửa sao cho khang trang, tươm tất. Tuy nhiên, ý nghĩa của phong tục ngày tết không chỉ dừng lại ở đó mà còn mang một hàm ý sâu xa hơn đó là “tống cựu nghinh tân”, xua đuổi điềm xấu và chào đón vận may trong năm mới.

       

Trước đây, việc tổng dọn vệ sinh nhà cửa để chuẩn bị đón tết của người Việt thường bắt đầu khá sớm. Vào những tuần cuối của tháng 11 âm lịch, mọi người đã bắt đầu quá trình kiểm tra lại hết một lượt các khu vực trong nhà. Những nơi hư hỏng, tối tăm và ẩm mốc sẽ nhanh chóng được sửa chữa. Bởi lẽ, phong thủy truyền thống cho rằng, đó là những khu vực nặng âm khí, có thể mang đến tai ương cho cả gia đình.

2. Mâm ngủ quả

 

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưng truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khác nhau.

3.Xông đất, hái lộc

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.

Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.

Nguồn: cleanipedia.com, quantrimang.com

Sưu tầm: Ánh Ngọc - P. HCNS

zalo

Đặt hàng online

zalo