Cách để sửa chữa lỗi lầm của bản thân

 

Bất kỳ ai trong số chúng ta cũng có đôi khi phạm phải lỗi lầm. Lỗi lầm mà chúng ta thường mắc phải trong cuộc sống hằng ngày bao gồm: phạm lỗi khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể (viết, đánh máy, đồ họa, v.v), xúc phạm một người nào đó, làm một việc mà bạn cảm thấy hối tiếc, và tham gia vào tình huống nguy hiểm. Vì sai lầm là điều không thể tránh khỏi, tìm hiểu cách để có thể sửa chữa và đối phó với nó là điều khá quan trọng. Giải quyết sai lầm thường liên quan đến quá trình: hiểu rõ sai lầm của mình, lên kế hoạch, quan tâm chăm sóc bản thân, và giao tiếp một cách phù hợp.

Nhận diện lỗi lầm. Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ bạn đã làm sai điều gì để có thể thay đổi nó.

Xác định rõ về sai lầm của bản thân. Bạn có nói ra một điều không phải nào đó? Bạn có vô tình phạm phải một sai lầm nào đó trong dự án của công ty hoặc của lớp học? Bạn có quên làm vệ sinh phòng tắm như bạn đã hứa?

Hiểu rõ lý do vì sao và bằng cách nào mà bạn đã gây nên lỗi lầm. Bạn có cố tình thực hiện điều đó và cảm thấy hối hận ngay sau đó? Có phải bạn chỉ đơn giản là không tập trung chú ý? Nếu bạn không biết chắc về sai lầm của bản thân, bạn có thể tham khảo ý kiến của một người nào đó (bạn bè, người thân, thầy cô giáo, đồng nghiệp, sếp) để tìm hiểu.

Nhớ lại lỗi lầm trong quá khứ. Hãy nhìn vào hành vi khuôn mẫu của bạn và xác định xem liệu bạn có từng gặp phải vấn đề tương tự trong quá khứ hay không. Có phải đã từng có lúc bạn quên thực hiện một điều gì đó?

Viết về bất kỳ một khuôn khổ hoặc khuynh hướng nào đó thường hay xuất hiện. Phương pháp này sẽ giúp bạn xác định mục tiêu to tát hơn mà bạn cần phải cải thiện (sự chú ý, kỹ năng cụ thể nào đó, v.v). Ví dụ, có lẽ là bạn thường quên mất nhiệm vụ mà bạn không muốn thực hiện, chẳng hạn như dọn dẹp. Đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn đang lảng tránh hoặc bạn cần phải trở nên có tổ chức hơn để có thể ghi nhớ những trách nhiệm cụ thể mà bạn phải hoàn thành.

Chịu trách nhiệm. Hiểu rõ rằng sai lầm là do bạn. Chịu tránh nhiệm cho lỗi lầm của mình và tránh đổ lỗi cho người khác. Nếu bạn đổ lỗi cho người khác, bạn sẽ không thể rút ra bài học từ thiếu sót của mình, và bạn có thể sẽ tiếp tục lặp lại sai lầm tương tự.

Viết về những mặt của vấn đề có sự góp phần của bạn trong việc hình thành hoặc về một sai lầm cụ thể nào đó mà bạn đã thực hiện.

Nhận biết yếu tố mà bạn có thể đã thay đổi để hình thành kết quả tốt hơn.

 

Nguồn: wikihow.vn

Sưu tầm: Bảo Châu- P. Kế Toán

zalo

Đặt hàng online

zalo