Cách để vượt qua cảm giác tội lỗi

 

Tội lỗi là một cảm giác phiền muộn có thể ngăn cản bạn tiến về phía trước. Để hiểu được cách bạn có thể ngừng cảm thấy tiêu cực và giải quyết những hành động trong quá khứ của mình là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, bài báo dưới đây sẽ chỉ dẫn cho bạn trong suốt quá trình và giúp bạn hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

1. Hiểu được kết quả của lỗi lầm đó. Hầu hết chúng ta cảm thấy tội lỗi là bởi chúng ta đã nói hoặc làm gì đó gây hại cho người khác. Loại tội lỗi này giúp bạn hiểu được khi nào bạn cần chịu trách nhiệm cho việc mình làm và điều này hoàn toàn có lợi cho bạn và hết sức bình thường.

  • Ví dụ như nếu bạn quên sinh nhật của bạn mình, có thể bạn sẽ cảm thấy tội lỗi bởi bạn bè là những người sẽ luôn nhớ và tổ chức sinh nhật cho nhau. Đây là một tội lỗi vô hại bởi nó cảnh báo bạn về điều bạn đã không làm được và điều đó có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bạn.

2. Nhận ra những tội lỗi không có ích. Đôi lúc chúng ta cảm thấy tội lỗi khi chúng ta không cần phải như vậy. Loại tội lỗi này được xem là thừa thãi hay không có lợi bởi nó không phục vụ một mục đích gì. Nó chỉ khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ. 

  • Ví dụ như nếu bạn cảm thấy tội lỗi bởi vì bạn phải đi làm trong ngày sinh nhật của bạn thân và không thể tới dự bữa tiệc sinh nhật của cô ấy, đây là ví dụ về một tội lỗi không có ích. Nếu bạn phải làm việc và không thể dành thời gian để tới dự một bữa tiệc sinh nhật, điều này nằm ngoài quyền kiểm soát của bạn. Bạn của bạn sẽ hiểu rằng bạn bắt buộc phải bỏ lỡ bữa tiệc của cô ấy để giữ công việc của mình.

3. Xác định xem bạn cảm thấy tội lỗi về điều gì. Nếu bạn cảm thấy tội lỗi vì một chuyện gì đó, việc xác định xem đó là chuyện gì và tại sao bạn lại cảm thấy như vậy là hết sức quan trọng. Nó sẽ giúp bạn xác định xem liệu tội lỗi đó là có ích hay vô ích. Dù là gì đi nữa, bạn sẽ cần phải chấp nhận những cảm xúc này để có thể vượt qua chúng.

4. Viết về cảm xúc của mình. Ghi lại tội lỗi của bản thân sẽ giúp bạn hiểu và biết cách giải quyết nó. Bắt đầu viết những lý do khiến bạn cảm thấy tội lỗi. Nếu đó là điều mà bạn đã làm hoặc nói với ai đó, hãy viết chi tiết nhất có thể. Bao gồm cả những mô tả về việc tình huống đó đã khiến bạn cảm thấy như thế nào và tại sao. Bạn nghĩ rằng bạn nên cảm thấy tội lỗi vì điều gì?

  • Ví dụ như nếu bạn viết về lý do tại sao bạn lại quên sinh nhật bạn của mình. Điều gì đã khiến bạn bị phân tâm? Bạn của bạn đã phản ứng như thế nào? Điều đó khiến bạn cảm thấy ra sao?

5. Hãy xin lỗi nếu cần. Khi bạn xác định tội lỗi của mình là có ích hay không có ích, bạn sẽ có thể xác định liệu bạn có cần xin lỗi vì hành động của mình hay không. Trong trường hợp bạn quên sinh nhật của bạn mình, bạn nên xin lỗi bởi vì bạn đã không làm được điều mà một người bạn nên làm. 

  • Đảm bảo rằng lời xin lỗi của bạn chân thành và rằng bạn không biện hộ cho hành động của bản thân. Việc chịu hoàn toàn trách nhiệm cho việc bạn làm vô cùng quan trọng trong việc chỉ cho bạn của bạn thấy rằng bạn thật sự cảm thấy có lỗi. Nói gì đó đơn giản như, "Tớ thật sự xin lỗi vì_______".

6. Suy ngẫm lại sai lầm của mình để tránh lặp lại. Sau khi suy xét kỹ lỗi lầm của bản thân, xác định nguồn gốc của nó và xin lỗi nếu cần, bạn nên dành thời gian để suy ngẫm về hành động của mình để tránh tình huống tương tự xảy ra trong tương lai. Suy ngẫm kỹ càng khi bạn làm sai một điều gì đó có thể giúp bạn rút ra kinh nghiệm và tránh mắc phải sai lầm tương tự. 

  • Ví dụ như, sau khi tự kiểm bản thân về việc đã quên sinh nhật của bạn mình, có thể bạn sẽ quyết định rằng bạn sẽ cẩn thận hơn trong việc ghi nhớ những ngày quan trọng và thực hiện các biện pháp để ngăn cho tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.

Nguồn: wikihow.vn

Sưu tầm: Lê Thị Hường – P. QLSX

zalo

Đặt hàng online

zalo