CÁCH SẮP XẾP KHO HÀNG HÓA KHOA HỌC, GỌN GÀNG VÀ DỄ TÌM

Cách sắp xếp kho hàng hóa khoa học, gọn gàng và dễ tìm. Công việc của một người thủ kho đơn thuần thì chỉ bao gồm vài gạch đầu dòng bên dưới. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một người thủ kho “hoàn hảo" thì bạn phải làm nhiều hơn như thế rất nhiều, chẳng hạn như: thường xuyên nghe ngóng thông tin, nắm bắt kế hoạch sản xuất, giao nhận hàng để đáp ứng kịp thời đảm bảo thuận lợi và kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh

 

QUY ĐỊNH SẮP XẾP HÀNG HOÁ TRONG KHO

 

I/ MỤC ĐÍCH:

 

- Quy định cách thức sắp xếp hàng hoá trong kho.

 

II/ PHẠM VI:

 

- Áp dụng cho bộ phận kho.

 

III/ ĐỊNH NGHĨA:

 

- Không có.

 

IV/ NỘI DUNG:

 

1. Chỉ dẫn hàng hoá:

 

- Tất cả các hàng hoá không thể nhận diện được như không có nhãn của nhà sản xuất hoặc có nhưng không thể đọc bằng tiếng Việt thì cần dán nhãn hàng hoá để mọi người đều dễ nhận biết.

 

- Nhãn hàng hoá gồm các nội dung sau: mã hàng hoá, tên hàng hoá, ngày nhập.

 

2. Quy định sắp xếp hàng hoá.

 

- Thủ kho phải lập sơ đồ kho và dán ngay ngoài cửa. Khi phát sinh hàng hoá mới hay thay đổi cách sắp xếp thì thủ kho phải cập nhật vào sơ đồ kho (sơ đồ kho phải ghi rõ ngày cập nhật). Các kệ trong kho được ký hiệu thành, A, B, C, D….tầng 1 của kệ A là A1, tầng 2 là A2….Nhãn dán chỉ vị trí của từng ô trong kệ phải có mũi tên chỉ vị trí tương ứng

 

- Thủ kho chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát việc xếp dỡ hàng hoá trong kho.

 

- Thủ kho phải bảo đảm rằng các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử dụng là phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm được xếp dở.

 

- Chỉ có thủ kho mới có quyền đưa hàng hoá vào hay chuyển dịch chúng từ các vị trí trong kho, trừ những cá nhân được uỷ quyền.

 

- Trước khi nhập hàng, kho có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng.

 

- Hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhành tránh va chạm, đổ vỡ …

 

- Các khu vực dễ có nước mưa hắt khi mưa lớn phải để hàng hoá trên palet hoặc kê trên cao (tối thiểu 30 cm so với mặt đất).

 

- Hàng hoá sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, để nơi để cho loại hàng hoá khác, các loại hàng hoá dư phải để vào khu vực riêng.

 

3. Bảo quản hàng hoá.

 

- Với các loại hàng hoá có chỉ dẫn bảo quản trên bao bì thì phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

- Đối với các loại thực phẩm, gia vị mau hư hỏng, Thủ kho phải trao đổi với nhân viên mua hàng và bộ phận sử dụng để có biện pháp bảo quản phù hợp.

 

- Tất cả các hàng hoá dễ bị hư hỏng thuộc loại thực phẩm phải quản lý theo nguyên tắc FIFO.

 

Sáng tạo trong cách sắp xếp kho hàng

 

Ngoài những không gian đẹp nhất được trưng bày, được khoe ra cho tất cả mọi người nhìn thấy thì tại mỗi cửa hàng, Kho chứa hàng hóa thể hiện bộ mặt, bản chất bên trong của chính tập thể cửa hàng đó. Nơi ít người lui tới này lại chính là nơi để các cửa hàng thể hiện nét văn hóa của mình.

 

BGK cuộc thi cửa hàng mẫu 2011 đã không bỏ qua không gian nội bộ này, tuy nhiên đã có khá nhiều điều thú vị được ghi lại về tính gọn gàng, sắp xếp hàng trên kho khoa học, giúp dễ dàng tìm kiếm hàng, theo dõi hàng của các cửa hàng tại Hà Nội.

 

Những tấm biển chỉ dẫn về vị trí hàng hóa, chủng loại hàng hóa, giúp các nhân viên sắp xếp hàng một cách khoa học.

 

Các nhân viên mới có thể dễ dàng tìm hàng hóa khi cần thiết.

 

Sẽ rất dễ dàng tìm mã hàng khi chúng được sắp xếp ngăn nắp và gọn gàng như thế này.

 

Cách Quản Lý kho có hiệu Quả

 

      Đã nhiều năm làm tại công ty tại khu công nghiệp Bình Dương cụ thể là: Công Ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh khánh, Nam Thành,Techcombank với công việc quản lý kho vận "Quản lý kho vật tư, thành phẩm, công nhân kho, xe tải " không ít lần gặp những khó khăn chuyện dở khóc dở cười tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau cùng chia sẽ với các bạn.
     Công việc quản lý không đơn giản như bạn nghĩ mà đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật và cách sắp sếp sao cho phù hợp giữa việc lên hàng cho container, xe tải, hàng đi nước ngoài...cấp phát vật tư...vì xếp của bạn không bao giờ cần biết chuyện gì chỉ biết tôi thuê anh thì Anh phải làm sao cho tốt không thì tôi tuyển người khác.Với những việc như vậy bạn sẽ làm sao, khi tôi mới làm không có ngày nào mà tôi không ở lại tới 6h-7h chiều mới về có hôm còn tăng ca mà việc không bao giờ hết chạy như thiêu thân nhưng sau này tôi đã rút ra được kinh nghiệm làm và không phải làm muộn trừ khi tang ca và có việc đột xuất cách tôi làm như sau:

 

1-  Sắp xếp kho thành phẩm vật tư, nguyên vật liệu theo từng vị trí và theo nguyên tắc nhập trước xuất,trước.

 

2- Mỗi loại sản phẩm sẽ có một thẻ kho được công nhân cập nhập thường xuyên số liệu.

 

3- Cần xác định chính xác lệnh xuất hàng đóng hàng và lệnh sản xuất xưởng.

 

4- Liên hệ chính xác bên giao hàng vật tư phụ liệu sắp xếp thời gian vào.

 

5- Những người lên hàng là những người nhanh nhẹn nhanh theo tiêu chuẩn công ty như : 1h30p mộtcông40T

 

6-Phải biết được từng tính cách công nhân của bạn để giải thích và tác động vào họ để làm việc cóhiệuquảcaonhất.

 

7- Tìm kiếm những người bạn tin tưởng và giao việc.

 

Kinh nghiệm làm Thủ kho - kế toán Kho

 

Công việc của một người thủ kho đơn thuần thì chỉ bao gồm vài gạch đầu dòng bên dưới. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một người thủ kho “ hoàn hảo “ thì bạn phải làm nhiều hơn như thế rất nhiều, chẳng hạn như: thường xuyên nghe ngóng thông tin, nắm bắt kế hoạch sản xuất, giao nhận hàng để đáp ứng kịp thời đảm bảo thuận lợi và kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra kho, hàng hóa trong kho để nắm được thông tin cũng như chất lượng của sản phẩm hàng hóa. Để góp ý, đề xuất với  giám đốc trong chiến lược kinh doanh. Ví dụ: mặt hàng A tồn kho còn rất nhiều thì đợt tới nhập ít thôi…

 

Với kinh nghiệm của một người đã từng làm thủ kho tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệp thủ kho nho nhỏ sau:

 

  • Thủ kho chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát việc xếp dỡ.

  • Thủ kho phải bảo đảm rằng các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử dụng là phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm được xếp dỡ.

  • Chỉ có thủ kho mới có quyền đưa hàng hóa vào hay chuyển dịch chúng từ các vị trí trong kho bãi.

  • Trước khi nhập hàng, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng.

  • Hướng dẫn người xếp hàng, xếp hàng đúng vị trí.

  • Hàng hóa trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhành tránh va chạm, đổ vỡ méo thùng cartons.

  • Không xếp hàng hóa ở ngoài trời.

  • Các khu vực dễ có nước mưa hắt khi mưa lớn phải để hàng hóa trên palet.

  • Hàng hóa sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, tạo không gian cho loại hàng hóa khác, các loại hàng hóa dư phải để vào khu vực riêng.

 

Lưu kho:

 

  • Nhân viên kho có trách nhiệm ghi thẻ bài đầy đủ cho mỗi mã hàng bao gồm mã hàng, màu, kích cỡ, kích thước, khách hàng. Thẻ bài được gắn vào nơi để hàng hóa.

  • Thủ kho chịu trách nhiệm lập sơ đồ kho, sơ đồ phải thể hiện các lối đi, vị trí đặt các kệ hàng hóa. Mỗi kệ phải được đánh dấu, ghi số kệ.

  • Thủ kho chịu trách nhiệm tổ chức an toàn chống cháy nổ trong kho, kiểm tra nơi để bình PCCC…

  •  

Thanh lý hàng hóa

 

  • Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu còn dư thì phải tiến hành thanh lý. Sau khi nhận được thông tin thanh lý, kho tiến hành kiểm tra lại số hàng đã nhập xuất, lập báo cáo xuất nhập. Với các loại hàng hóa nguyên vật liệu còn dư, để riêng, chờ ý kiến phòng bán hàng.

  • Nếu quá thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được thông tin thanh lý mà chưa nhận được ý kiến phòng bán hàng, kho phải chủ động thông tin phòng bán hàng để sớm giải phóng lô hàng.

 

Kiểm kê kho

 

  • Việc kiểm tra kho định kỳ được thực hiện 06 tháng một lần nhằm mục đích: xác nhận số lượng (phù hợp với hồ sơ hàng hóa), chất lượng (nhận biết, hư hại, suy giảm chất lượng, bao gói). Việc kiểm tra do ban kiểm kê thực hiện.

  • Kết quả kiểm tra phải được ghi lại trong biên bản kiểm kho.

  • Mọi sản phẩm không phù hợp được phát hiện phải được cách ly, đánh dấu và chờ ý kiến xử lý của Ban Giám đốc.

 

 

Nguồn: phununet.com/WikiPhununet

Sưu tầm: Xuân Vân - TT. Phú Mỹ Hưng

zalo

Đặt hàng online

zalo