Cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp

 

Mối quan hệ với đồng nghiệp trong môi trường công sở luôn là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Mối quan hệ với những đồng nghiệp xung quanh có tầm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả công việc của mỗi cá nhân. Vậy làm sao để có thể cải tạo được mối quan hệ với những đồng nghiệp xung quanh mình. Nếu các bạn quan tâm có thể dành thời gian tham khảo và tìm hiểu thêm thông tin cung cấp bên dưới.

Việc làm Hành chính - Văn phòng

Ý nghĩa của việc xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp

Hiện nay các công ty tuyển dụng nhân viên văn phòng rất nhiều do đó đây là một cơ hội cho những ai muốn đổi từ môi trường cũ sang môi trường mới để tích lũy những kinh nghiệm và thăng tiến hơn trong sự nghiệp. Thế nhưng tại môi trường mới bạn cũng sẽ đối mặt với những vấn đề liên quan về mối quan hệ với đồng nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống là điều quan trọng đối với hầu hết mọi người. Cuộc sống là rất tẻ nhạt và khó khăn khi không có gia đình, bạn bè bởi vì bạn phải đối mặt với mọi thứ một mình. Trong môi trường việc làm cũng tương tự như vậy, không ai sẽ thành công nếu chỉ dựa vào riêng mỗi họ, và bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp của bạn để giải quyết vấn đề khó khăn.

Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tạo ra môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả và có thể giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp của chính mình. 

Việc làm Nhân sự

Cách tạo dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp

Để tạo dựng được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp của mình thì bạn cần quan tâm tới một vài yếu tố dưới đây:

Biết cách tôn trọng lẫn nhau

Tôn trọng là tiêu chí cơ bản và hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Chỉ khi bạn tôn trọng người khác thì bạn mới sẽ nhận được sự tôn trọng từ phía họ. Hãy nhớ rằng một mối quan hệ tốt không chỉ được thể hiện bằng những nụ cười  theo xã giao mà phải được xây dựng trên sự chân thành, tôn trọng, chia sẻ và tôn trọng.

Phương thức giao tiếp hiệu quả

Ứng xử và giao tiếp với những người đồng nghiệp tại nơi làm việc làm như thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao nhất và biểu hiện văn hóa trong hành vi là điều mà nhiều người mong đợi. Mối quan hệ với đồng nghiệp không phải là cái gì đó có thể được tạo ra từ "một chiều" mà cần phải tích lũy, trải nghiệm qua quá trình làm việc, giao tiếp với mọi người xung quanh. Mạnh dạn nói chuyện, lắng nghe và chia sẻ  để mọi người có thể tới lại gần với nhau hơn.

Trong khi truyền đạt ý tưởng và mối quan tâm của bạn, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của người khác. Nghệ thuật giao tiếp không chỉ là nói mà nó còn nằm ở khả năng nghe và hiểu đồng nghiệp.

Biết hạn chế cái tôi của bản thân và biết cách lắng nghe chân thành

Lắng nghe và hiểu những gì người khác đang giao tiếp với chính mình là phần quan trọng nhất của sự tương tác. Khi lắng nghe với một thái độ tôn trọng, tích cực, bạn sẽ hiểu những gì người khác đang suy nghĩ, cảm giác, muốn hoặc thậm chí tính cách của họ. Đây là một yếu tố kỳ diệu giúp mọi người xây dựng một mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp. Không chỉ trong cuộc sống với các đồng nghiệp, kỹ năng lắng nghe cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong các buổi phỏng vấn tìm việc làm nhanh. Vì thế, bạn nên cố gắng rèn luyện kĩ năng lắng nghe thật tốt để chuẩn bị bước vào môi trường làm việc mới sẽ không gặp nhiều bỡ ngỡ.

Chủ động giúp đỡ

Đừng chỉ mải mê với công việc của mình hãy luôn sẵn sàng giúp các đồng nghiệp của mình trong hoạt động hàng ngày dù bạn có đang là nguồn nhân lực trẻ. Dù bạn giỏi hay còn thiếu kinh nghiệm thì bất cứ lúc nào cũng có người sẽ cần giúp đỡ, hãy thân thiện không toan tính giúp họ thật nhiệt tình. Với các nhân viên, nhất là những người đăng tìm việc khi lòng tốt của bạn được thể hiện mọi người sẽ thân thiện và quý mến bạn hơn. Lợi ích lớn nhất của việc này là giúp công việc khó khăn của bạn dễ dàng được hỗ trợ giải quyết và khả năng có đồng đội bảo vệ mỗi khi bị sếp mắng là rất cao đấy.

 Tránh xa những cuộc nói xấu

Trong một tập thể khó nói trước về tính cách của bất kỳ ai vậy nên dù thân thiết với ai đến đâu bạn cũng không nên nói này kia về người bạn không ưa ở nơi làm việc. Mỗi việc làm đều có yêu cầu khác nhau nên dù bạn không thích cách làm việc hay thái độ của ai đó thì cũng nên góp ý thẳng thắn và trực tiếp với họ chứ đừng dại mà đi nói xấu sau lưng, như vậy sau này sẽ rất khó xử khi hợp tác làm việc. Nếu cứ suốt ngày phàn nàn về người khách chắc chắn sẽ chẳng có ai thích bạn và biệt danh bà tám cũng sẽ khiến bạn phải xấu hổ trong suốt quá trình làm việc.

Luôn tin tưởng

Niềm tin chính là cơ sở duy trì và phát triển bất kỳ mối quan hệ nào. Niềm tin đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong  cả môi trường công việc. Do đó, xây dựng niềm tin ở nơi làm việc với các đồng nghiệp là một việc làm cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với bất kì ai.

Để có sự tin tưởng lẫn nhau, không chỉ thể hiện bản thân trong  lời nói sáo rỗng, mà còn thể hiện ở trong hành động. Cố gắng làm tốt công việc của bạn, sẵn lòng chấp nhận và chịu trách nhiệm về những gì bạn đã làm. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ thấy rằng việc tạo niềm tin là có lợi hơn và bền vững hơn các phương pháp thông thường.

Không tiết kiệm lời khen cho đồng nghiệp

Mọi người đều muốn được khen ngợi vì đã làm tốt công việc của họ. Vì vậy, luôn luôn khen ngợi, khuyến khích, động viên chân thành, chia sẻ niềm vui với các kết quả và thành tích của các đồng nghiệp hoặc cấp dưới đạt được. Điều này sẽ tạo ra sự tôn trọng cũng như nuôi dưỡng mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp của bạn.

Học cách chấp nhận và tôn trọng những thứ khác biệt

Một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta trong việc xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp chính là sự khác biệt. Nếu như bạn làm việc trong môi trường công sở, nhất là ở những công ty đa quốc gia, bạn sẽ có cơ hội được làm việc với rất nhiều người, hay phong cách làm việc cùng nhiều phương thức giao tiếp khác nhau. Hãy học cách thích nghi bởi nó có thể giúp bạn tạo dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với  mọi người xung quanh

Dành tặng cho mọi người thời gian vàng của bạn

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, điện thoại di động đã phần nào ngăn cản mọi người giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với nhau theo đúng cách. Khi thời gian là vàng và áp lực luôn luôn đè nặng trên vai, do vậy để không bị thụt lùi chúng ta thường hay không có đủ thời gian cho những người thân yêu của mình bạn bè và đồng nghiệp. Vì vậy, hãy dành thời gian nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp, đi ăn trưa hoặc sau giờ làm việc. Bạn sẽ được gần gũi hơn với các đồng nghiệp của bạn.Việc làm Marketing - PR

Những kiểu đồng nghiệp cần tuyệt đối nên tránh trong môi trường làm việc

Đồng nghiệp chính là những người sẽ đồng hành với chúng ta trong suốt quá trình làm việc. Họ sẽ là những người hỗ trợ và  là người bạn chân thành của bạn. Nhưng đôi khi cũng có những người mà chúng ta cần phải đề phòng nếu họ là một trong những người dưới đây:

Mẫu đồng nghiệp hai mặt

Điều này có nghĩa là đồng nghiệp có đặc điểm của người hai mặt. Bên ngoài họ có thể cười và nói lời thân thiết với bạn nhưng khi quay lưng đi thì ngay lập tức họ lại có những suy nghĩ tiêu cực về bạn, ghen ăn tức ở với khả năng của bạn . Không thích bạn bởi vì bạn được  nhiều người yêu quý và họ sẽ nói xấu bạn liên tục.

Mẫu đồng nghiệp ích kỷ

Đây chính là kiểu đồng nghiệp có thể mang tới cho bạn những mối lo ngại nhất. Bởi một khi họ đã đố kỵ với bạn thì đương nhiên họ không thiếu gì những mưu hèn để hạ bệ bạn và mang tới cho bạn một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù trong nguyên tắc công việc, những người lãnh đạo luôn muốn mang tới cho nhân viên một chút không khí cạnh tranh. Vì chính điều đó có thể thúc đẩy được năng suất lao động của mọi người và tạo ra được mục tiêu để phấn đấu. Thế nhưng khi bạn có những người đồng nghiệp có tính đố kỵ thì chắc chắn điều này không còn là một chút cạnh tranh nữa mà là cả bầu không khí cạnh tranh không lành mạnh đấy nhé. Và điều này rất dễ gây ra những sự đổ vỡ và những thù địch. Họ luôn luôn sẵn sàng để đánh bại bạn để có thể tiến thân xa hơn.

Mẫu đồng nghiệp bới lông tìm vết

Với những kiểu đồng nghiệp này, bạn nên xác lập phương châm trong mối quan hệ với họ rõ ràng chỉ tương đối. Bởi vì bạn nên hiểu rằng, dù bản thân có rất cố gắng để có thể làm nên những điều tốt đến mấy đi chăng nữa, hay bạn có ứng xử khéo léo, cẩn trọng về mọi thứ đi chăng nữa thì chắc chắn vẫn sẽ có những khuyết điểm nào đó. Và đương nhiên, một chút “manh mối” này sẽ là điểm đặc biệt đáng chú ý ở trong con mắt của những người đồng nghiệp có thói quen bới lông tìm vết đấy nhé.

Người đem mục đích tiêu cực vào công việc

Nói tới mục đích tiêu cực, có vô vàn những thứ để nói tới. Đó là kẻ cơ hội, kẻ nịnh bợ, kẻ đi lên bằng con đường “không trong sáng”,... Thực chất mục đích cuối cùng của họ là địa vị và tiền bạc. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều người như thế từ trên các trang mạng về  dịch vụ tìm kiếm việc làm hay trong cơ quan của bạn. Nếu họ ở gần bạn, hoặc là bạn bị họ lợi dụng để đạt được mục tiêu, hoặc là bạn không chấp nhận về tư cách của họ và ít nhiều gây ra ảnh hưởng tới tâm lý của chính mình.

Kẻ luôn thao thao bất tuyệt

Chắc chắn bạn sẽ không ít lần nghe đồng nghiệp như vậy giảng thuyết những bài thuyết trình miễn phí đâu nhé, thậm chí còn nghe đến “nhàm tai” cũng vẫn chưa chấm dứt câu chuyện. Hẳn là trong cuộc hợp, đồng nghiệp như vậy sẽ khiến cho buổi họp bạn tham gia kéo dài lê thê trong sự chán nản của mọi người.

Dường như báo cáo của họ không tìm thấy hồi kết. Bạn sẽ phải ngồi nghe họ thao thao bất tuyệt cho đến khi có người đặt vấn đề chấm dứt. Đặc biệt, nếu người thao thao bất tuyệt ấy lại là sếp của bạn thì sao?

Mẫu đồng nghiệp ruột để ngoài da

Đồng nghiệp ruột để ngoài da là những người mặc dù đã hứa sẽ giữ bí mật với những điều bạn kể cho họ nghe nhưng chỉ được một thời gian ngắn thôi họ đã rất hào hứng, hăm hở đi kể cho người khác nghe như một tin tức nóng hổi rất đáng để bàn tán vậy. Có thể những người đồng nghiệp này không ác ý, không cố ý muốn hạ gục bạn hay chơi xấu bạn thế nhưng việc bạn giao những câu chuyện quan trọng của mình cho người có thói quen xấu như thế này thì đến một ngày nào đó, hành động ấy cũng sẽ mang đến những điều bất lợi cho chính bạn mà thôi.

Cách thu phục những đồng nghiệp xấu tính trong công việc để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp tốt đẹp

Thực mà nói, ở bất cứ môi trường làm việc công sở nào cũng vậy, vấn đề nói xấu nhau trong nội bộ nhân viên là điều chẳng bao giờ tránh khỏi. Và mỗi người lại có cách nhìn nhận, ứng xử khác nhau về vấn đề này. Có thể ai đó cảm thấy ấm ức khi biết đồng nghiệp nói sai sự thật về mình, có người lại cảm thấy “dị ứng” khi nghĩ rằng tại sao mình lại phải làm việc chung với người xấu tính như vậy. Thậm chí với vì bạn biết có ai đó đang nói xấu mình và bạn cũng tham gia vào nói xấu đồng nghiệp khi gặp một hội nào đó cùng thuyền với mình. Nếu nghĩ rộng ra thì chẳng phải chúng ta đang đồng lần như nhau hay sau?

Dù cho bạn mang theo quan điểm nào khi nhìn nhận về vấn đề tình đồng nghiệp nơi công sở thì cũng nên nhìn nhận rằng việc chúng ta có những hành động bốc đồng, cách ứng sử nông nổi khi phát hiện đồng nghiệp ném đá ở phía sau ta thì đó cũng là điều không nên. Có thể chúng ta đang tham gia vào công việc nhưng chúng ta lại chưa thực sự hiểu được bản chất của hoạt động việc làm nói chung bên ngoài xã hội. Nhất là vấn đề về mối quan hệ với đồng nghiệp, trong đó bao gồm cả sếp. Bởi sếp cũng chính là một trong những người đồng nghiệp cấp cao của chúng ta. Nếu như thực sự hiểu được đồng nghiệp là gì thì chúng ta mới có được những nhìn nhận đúng đắn nhất về cách ứng xử làm sao cho đúng và phù hợp để tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp bên ngoài xã hội.

Bạn nên nghĩ theo hai chiều hướng: đồng nghiệp xấu tính và cố tình đâm sau lưng bạn; đồng nghiệp không ưa bạn bởi họ cũng đang nhìn bạn giống như trường hợp thứ nhất. Vậy thì cần phải đặt mình vào cả trường hợp của người đối phương để xem chúng ta có đang vô tình trở thành một người đồng nghiệp xấu tính hay không rồi mới tìm cách đối phó với họ. Nắm trong tay những tuyệt chiêu dưới đây chắc chắn sẽ mang tới cho các bạn những lối ứng xử hay hơn là việc phải suy tính làm sao đê đối phó với kẻ nói xấu sau lưng cho hả cơn ấm ức, tức giận. Sau đây chính là một vài góp ý nhỏ cho bạn lúc này

Thẳng thắn góp ý

Nếu như bạn rơi vào trường hợp bị người đồng nghiệp thân thiết nói xấu, cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ hành xử như vậy trước khi “bù lu bù loa” nhé. Hiểu nguyên nhân vì sao họ nói như vậy? Những lời họ nói về bạn có đúng sự thật hay chỉ là vu khống? Hoặc cũng rất có thể là bạn đã gây ra hiểu lầm trong mối quan hệ này.

Nói chung việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ là cách tốt nhất giúp bạn biết mình nên giải quyết như thế nào. Vì thế, hãy thẳng thắn hỏi trực tiếp người bạn đồng nghiệp đó và cùng nhau troa đổi lại về hành vi của người bạn đó. Nếu lỗi phần lớn đến từ phía bạn, bạn cũng có thể góp ý để người đồng nghiệp xấu tính đó có cách cư xử đúng mực hơn thay vì việc lôi tật xấu của bạn ra để đi nói cho một người thứ ba nào khác.

Luôn đi trước một bước

Đây là một trong những nguyên tắc ứng xử thông minh trong bộ ứng xử văn hóa với đồng nghiệp. Trước khi tạo điều kiện để họ có thể chơi xấu chúng ta thì tốt nhất bạn nên cẩn thận để họ không còn cơ hội, cũng coi như là việc bạn không còn cơ hội để có thể nghĩ xấu về họ,. Vì thế, nếu như có tài liệu quan trọng nào mà bạn đã phải vất vả ngược xuôi để hoàn thành nó, hãy lưu trữ copy và cất giữ cẩn thận để đề phòng trường hợp có người chơi xấu sau lưng, phá hủy đi thành quả của bạn. Không thể tránh xa người đồng nghiệp xấu bởi bạn phải làm việc chung với họ hành ngày, nhưng bạn vẫn có cách để tránh xa những thủ đoạn không lành mạnh của họ. Chớ tiết lộ điều gì quan trọng hoặc bí mật cho những người bạn không tin cậy để tránh mang họa vào mình trong công việc.

Áp dụng chân lý nhân từ

Cuối cùng, dù là đối phó với đồng nghiệp hay đối phó với sếp xấu tính, thì tốt nhất bạn nên thực hiện chân lý “nhân từ”. Mỉm cười và cho qua mọi chuyện là cách hay nhất, cũng là thứ vũ khí sắc bén nhất nhằm vào đối phương. Nếu như đồng nghiệp của bạn đã kịp tạo ra những điều không hay thì bạn nên nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn bởi dù sao thì việc cũng đã rồi. Nếu bạn tức giận và để những thù hằn vướng bận trong tâm lý thì người tổn thất lớn nhất vẫn là bạn chứ không phải một ai khác. Thay vào đó, hãy tích cực và vui vẻ khắc phục khó khăn. Kẻ đồng nghiệp xấu tính sẽ rất ngỡ ngàng, khó hiểu khi mục đích hạ gục bạn của họ không thành công.

Trên đây chính là một vài lời khuyên về cách tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp trong môi trường làm việc. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể nhận được thật nhiều những thông tin hữu ích đồng thời có thêm nhiều những trải nghiệm hay cùng với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: timviec365.vn

Sưu tầm: Yến Ngân – P.Kế toán

zalo

Đặt hàng online

zalo