Cuộc chiến chống công sở: 03 “trò bẩn” bạn cần lưu ý

 

Công sở là chính là một xã hội thu nhỏ. Dù có là một tập thể thì tập thể đó cũng được tạo nên từ những cá thể riêng biệt với những tính cách khác nhau, đến từ những vùng miền khác nhau, những nền văn hóa khác nhau, và những quan điểm sống khác nhau… Chính vì vậy chúng ta không thể tránh khỏi những vướng mắc, rắc rối giữa mối quan hệ người và người. Và thậm chí nghiêm trọng hơn là việc “đấu đá nội bộ”. Và có những “trò bẩn” tiềm ẩn ở nơi công sở mà bạn cần phải lưu tâm.

1. Bị đặt điều nói xấu

Bị nói xấu ở đây có thể sẽ được phân làm 02 trường hợp. Một là nói xấu bạn với xếp, hai là nói xấu bạn với đồng nghiệp xung quanh.

Đối với trường hợp bị nói xấu với xếp, trường hợp này rủi ro sẽ ít đến với bạn nếu như bạn có một người sếp công tâm, chỉ quan tâm tới hiệu quả công việc. Vâng, “hiệu quả công việc”, đó chính là “keywork” trong trường hợp này. Khi bạn làm việc hiệu quả thì mọi lời đồn thổi với tai xếp chỉ là “hư không”. Chính vì vậy, để tránh rủi ro này thì trong mọi trường hợp, bạn phải làm việc thật hiệu quả.

Đối với trường hợp bạn bị người khác đặt điều nói xấu với đồng nghiệp xung quanh. Điều này là khá nguy hiểm, bởi vì môi trường làm việc có tác động lớn đến hiệu quả làm việc của bất kì cá nhân nào. Việc bị đặt điều nói xấu khiến cho đồng nghiệp có thể có những ánh nhìn không đúng về bạn, từ đó mối quan hệ cộng sự tại cơ quan sẽ bị ảnh hưởng, từ đó sự cộng tác không được hiệu quả và cuối cùng hiệu quả của công việc chính bạn sẽ bị ảnh hưởng và nghiêm trọng hơn là cả công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu những mối quan hệ giữa các các nhân bị rạn nứt. Trong trường hợp này, sẽ không giải pháp nào là triệt để với bạn. Bởi vì ta không thể điều khiển suy nghĩ, điều chỉnh quan điểm của người khác. Trong trường hợp này, bạn chỉ có một cách để giảm thiểu những rủi ro xuống. Đó chính là sự chân thành. Sống chan hòa, chân thành với mọi người xung quanh thì chắc chắn phần lớn họ sẽ cảm nhận được  sự chân thành và phần nào hiểu được con người bạn, từ đó những đặt điều nói xấu sẽ ít bị ảnh hưởng tới họ vì họ đã có một nhận định nhất định về con người bạn rồi.

2. Bị cô lập

Bột “cấp” cao hơn của đặt điều nói xấu chính là việc cô lập một ai đó. Cảm giác lạc long ở giữa tập thể không phải là một cảm giác dễ chịu. Chỉ có một cách duy nhất là làm việc thật hiệu quả, thật tận tâm. Những con số không bao giờ biết nói dối, và việc của bạn là phải chứng minh mình qua những kết quả công việc, những thông số cụ thể.

3. Tình ngay – lý gian, bị hiểu lầm

Công sở, dù ít hay nhiều người, thì đó cũng là nơi rất dễ sinh ra điều tiếng, có những câu chuyện được “phóng tác” chỉ dựa trên một sự kiện, một hành động nào đó nhỏ nhặt của bạn. Đặc biệt là những mối quan hệ giữa những cộng sự khác giới hoặc giữa sếp với nhân viên. Dù ở đâu thì đây cũng là một chủ đề nhạy cảm. Đặc biệt nếu bạn là nữ và sếp của mình là nam. Dù thực tế sếp và bạn chỉ là mối quan hệ công việc, nhưng trong cử chỉ hằng ngày bạn cũng cần lưu ý giữ khoảng cách bởi “miệng lưỡi không xương – tram đường lắt léo”. Nếu không tinh ý hay thậm chí là quá vô tư, những rắc rối, đồn đoán không hay sẽ xảy đến với bạn. Do đó, hãy cố gắng giữ khoảng cách cần thiết với sếp, tránh tình trạng oan uổng không đáng có nhé.

Nguồn: nhanlucnganhluat.vn

                                                                       Sưu tầm: Thị Đông - P.Kế Toán

zalo

Đặt hàng online

zalo