GIÚP CÁC QUẢN TRỊ VIÊN MỚI HOÀ NHẬP VÀO CÔNG TY

 

Ngày nay, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc ở các công ty có xu hướng gia tăng và các công ty phải tiếp đón nhữn người mới một cách thường xuyên hơn. Ở những vị trí quản lý cấp cao, việc giúp cho những người mới nhanh chóng hội nhập với tổ chức và phát huy tốt khả năng của họ đang là một thử thách lớn đối với các công ty…

Khi Jacqueline Lopez, một giám đốc lập trình mới của Mobile Platforms Group (thuộc Intel), gia nhập công ty này ngày đầu tiên, Jessica Rocha, sếp của Lopez, đã đưa ngay cho cô một lịch trình làm việc dày đặc những cuộc họp đã được hoạch định trước. Thay vì phải tuân theo một quy trình đào tạo định hướng theo lối truyền thống dành cho các nhân viên mới nhằm giúp họ nắm vững đường lối, chính sách và những gía trị của công ty, Rocha đã thu xếp để cho Lopez có những cuộc nói chuyện trực tiếp với những nhân viên then chốt của công ty trong nhiều lĩnh vực, từ kỹ thuật, văn hóa, đến “chính trị” để cô có thể nhanh chóng tìm hiểu dưới những vấn đề đó. Cách làm trên đã giúp Lopez nhanh chóng hội nhập được với công ty mới và đạt kết quả cao trong công việc.

Cần chú ý rằng các quản lý viên trẻ mới vào công ty luôn gặp nhiều trở ngại với việc hội nhập. Một lý do là đa số các giám đốc điều hành cấp cao cho rằng các quản trị viên trẻ đã có đủ các kỹ năng và hiểu biết xã hội cần thiết để thích nghi với các tổ chức nên dành quá ít thời gian để giới thiệu họ với mọi người và công việc của tổ chức, rồi do không có một chương trình đào tạo, hướng dẫn cụ thể nên nhiều quản trị viên trẻ mới cảm thấy rất khó khăn trong việc hòa nhập tại nơi làm việc mới.

Vì vậy, các giám đốc điều hành cấp cao cần đóng vai trò chủ động hơn trong việc dẫn dắt, định hướng cho nhân viên mới bằng cách áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn dưới đây.

1. Dẫn dắt ban đầu

Theo Leigh Branham – tác giả của cuốn “7 lý do tiềm ẩn khiến nhân viên thôi việc” (Nhà xuất bản Hiệp hội Quản trị Mỹ, 2005) – một cách làm để giúp các quản trị viên mới có bước khởi động tốt là hướng dẫn họ kỹ càng và theo dõi những phản hồi từ phía họ. Trong tuần làm việc đầu tiên, các giám đốc điều hành phải báo cho nhân viên mới những mong đợi của tổ chức đối với người đó trong 90 ngày làm việc đầu tiên và yêu cầu đương sự tóm tắt lại những mục tiêu và biện pháp hành động bằng văn bản.

2. Chỉ ra các mối quan hệ cần thiết cho nhân viên quản lý mới

“Các quản trị viên làm việc có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào các mối quan hệ của họ”, đó là kết luận của Keith Rollag thuộc Đại horc Babson (Mye). Vì vậy, nhiệm vụ của các giám đốc điều hành cấp cao là giúp cho người mới đến thấy được nhữn gmối quan hệ mà họ cần có để bắt đầu công việc. Các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp cần thu xếp các cuộc gặp gỡ giữa các nhân viên mới với các thành viên có vai trò trong hệ thống các mối quan hệ này. Những nhân viên cũ cần được quản trị viên mới giải thích rõ yêu cầu, mục đích mới và mong muốn học hỏi điều gì nhất ở họ và ngược lại họ có thể học hỏi được điều gì từ quản trị viên mới

3. Củng cố việc tạo lập các quan hệ

Sau hi thu xếp các cuộc họp như đã nêu, các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp cần kiểm tra lại xem quản trị viên mới đã xây dựng được các mối quan hệ một cách vững chắc chưa. Có thể nhận biết điều này qua những câu hỏi: Anh (chị) đã nói chuyện với ai? Anh (chị) có thể học được điều gì từ họ? Anh (chị) đã giúp họ như thế nào? Nếu họ chưa tạo dựng được một mối quan hệ nào đó, hãy tìm hiểu nguyên nhân và giúp tạo dựng mối quan hệ này.

4. Tận dụng công nghệ

Trong các tổ chức toàn cầu, có thể đảm bảo cho một quản trị viên mới tạo lập được các mối quan hệ cần thiết với toàn bộ hệ thống nhờ công nghệ thông tin. Khi có một quản trị viên mới gia nhập tổ chức, hãy sử dụng thư điện tử để thông báo đến toàn tổ chức về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và những mối quan tâm của người này. Hãy đăng ký cho anh ta (chị ta) tham gia các nhóm thảo luận và được nhận thư tín thường xuyên của công ty.

5. Sử dụng các mối quan tâm xã hội để tăng cường sự hợp tác

Khi những quản trị viên mới cảm thấy rằng họ có cùng mối quan tâm với những người khác trong cùng một tổ chức, họ sẽ hợp tác có hiệu quả hơn về mặt chuyên môn. Khi giới thiệu họ với đồng nghiệp, hãy giới thiệu thêm các thông tin cá nhân như sở thích, các mối quan tâm bên ngoài xã hội (với điều kiện là họ phải cảm thấy thoải mái về điều đó) với những đồng nghiệp mới.

                                                         

Nguồn: careerbuilder.vn

  Sưu tầm: Đặng Ánh Ngọc – P.HCNS

zalo

Đặt hàng online

zalo