Khi có chuyện, đừng chăm chăm đổ lỗi cho người khác, nó chỉ khiến bạn giảm giá trị bản thân thôi!

 

Việc chứng minh rằng người khác sai không phải là phương pháp hiệu quả để tìm ra chân lý. Khi bạn giành chiến thắng trong trò chơi mang tên “đổ lỗi” thực tế bạn đang tự đánh mất giá trị của bản thân mình.

Phê bình và tự phê bình là việc làm mang tính xây dựng và có hiệu quả trong việc quản lý điều hành. Nhưng thực tế nhiều người trong chúng ta chỉ làm tốt vế trước là phê bình chứ chưa tự phê, kiểm điểm rút kinh nghiệm khi mắc sai lầm.

Đặc biệt trong môi trường làm việc “trò chơi đổ lỗi” này được áp dụng khá triệt để. Khi có một vấn đề xảy ra, trước tiên là phải phủi bay trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho người khác. Nhưng điều này khiến cho bản thân chúng ta đánh mất nhiều thứ.

Thực tế chứng minh đổ lỗi là một việc làm vô nghĩa trong môi trường kinh doanh. Khi một vấn đề phát sinh để lại hậu quả, nếu cả lãnh đạo và nhân viên chơi trò “đổ lỗi” thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Thay vì tìm giải pháp để giải quyết và khắc phục, họ đổ lỗi cho nhau, sếp đổ lỗi cho nhân viên thiếu trách nhiệm. Nhân viên đổ lỗi cho nhau thiếu hợp tác. Cứ thế cái vòng luẩn quẩn đó sẽ tiếp diễn và chắc chắn đó là một công ty quản lý thiếu hợp lý và hoạt động không hiệu quả.

Khi là ông chủ của một doanh nghiệp nhỏ, tôi chỉ đơn giản không cho phép mọi vấn đề trong công ty phát triển thành khủng hoảng. Khi có vấn đề xảy ra, tôi không chăm chăm đi tìm lỗi do ai. Bởi việc tìm phương pháp để cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, mở các tài khoản mới, làm hài lòng khách hàng hiện tại, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng với bạn hàng lâu năm đã chiếm hết quỹ thời gian của tôi.

Ví dụ, năm đầu tiên công ty tôi đi vào hoạt động, chúng tôi đã ký được một hợp đồng với một hãng hàng không lớn. Đó quả là một sự cổ vũ lớn, mở ra cánh cửa phát triển và tăng cường sự tự tin trong thời gian đầu hoạt động.

Hừng hực khí thế là thế, nên hãy tưởng tượng cảm giác của tôi sau khi nhận được tin dữ. Không những hãng hàng không đó quyết định không lấy rượu vang của chúng tôi cung cấp mà nhà bán lẻ hàng đầu của chúng tôi còn mắc lỗi về sáng kiến lập trình.

Tôi đã cực kỳ tức giận khi biết tin bởi thậm chí hãng hàng không này còn đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không hề thông báo.

Khi có một vấn đề xảy ra, phản xạ thường thấy của chúng ta đó là đổ lỗi cho người khác thay vì nhìn nhận lại vấn đề và xem lại bản thân mình. Tôi đã cố gắng vượt qua điều đó và nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề. Tôi đã tự nhủ việc thắng hay thua trong kinh doanh là chuyện bình thường.

 Nếu như chúng tôi dốc hết sức lực cho hợp đồng đó thì đã có thể dự đoán trước những vấn đề phát sinh. Hoặc ít nhất, tôi có thể xây dựng được vài mối quan hệ nội bộ mật thiết với công ty đó. Đó là lỗi của tôi. Vì vậy tôi quyết định coi đó là bài học và tiếp tục hướng về phía trước.

Đó là lý do vì sao triết lý của công ty tôi đó là: "Ăn mừng những điều tuyệt vời, bỏ qua những tiểu tiết, và ngay lập tức giải quyết những vấn đề lớn phát sinh".

Nhân viên của tôi cũng vậy. Họ được làm trong một môi trường đặc biệt, nơi tôi và vợ tôi tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ hòa đồng. Tôi tận dụng cơ hội duy nhất để giúp nuôi dưỡng một nền văn hóa, thu hút và giữ chân được những “doanh nhân nhỏ” có trách nhiệm làm việc dưới quyền của mình.

Những mâu thuẫn nhỏ nếu không giải quyết sẽ “mưng mủ” thành vết u nhọt trong nội bộ. Đối với những lồi lầm lặp đi lặp lại, những thái độ, hành vi không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, thiếu tinh thần hợp tác làm việc khiến người khác lâm vào tình huống khó khăn sẽ được giải quyết triệt để.

Tuy nhiên phương pháp mà tôi tiếp cận đó là nhắc nhở và làm gương, vận dụng những bài học thực tế để cho họ hiểu ra vấn đề. Do đó, có thể tự hào rằng nhân viên của tôi đều là những người tuyệt vời.

 

Nguồn: cuasotinhyeu.vn

Sưu tầm: Thị Hà - P. KTSX

zalo

Đặt hàng online

zalo