KPI trong sản xuất: Các bước tính toán tỷ lệ năng suất

 
Tăng tỷ lệ năng suất tại từng khu vực sẽ giúp tăng công suất toàn nhà máy
 
Khi xem xét các chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) trong sản xuất, có thể thấy một số phép đo quan trọng ngang với tỷ lệ năng suất của một công ty. Loại bỏ thời gian không vận hành máy móc (thời gian chết) và giảm thời gian chu kỳ sản xuất là cần thiết khi tăng công suất. Tuy nhiên, để thành công, trước hết công ty phải xác định tỷ lệ năng suất hiện tại. Sau đó, ban hành các chiến lược để giảm thời gian chết. Xác định tỷ lệ năng suất Ý tưởng của bài viết này là xác định tỷ lệ năng suất ở một khu vực làm việc nhất định, sau đó so sánh tỷ lệ qua nhiều khu vực làm việc trên một sàn sản xuất. Bắt đầu với việc xác định tỷ lệ của cá nhân đồng thời thu thập thời gian chết và xử lý với thời gian chu kỳ sản xuất lớn. Kế đó, ban hành các chiến lược để giảm thời gian chết, từ đó gia tăng năng suất. Các bước sử dụng chỉ số đánh giá thực hiện công việc như sau:
 
1. Xác định và chuyển đổi thời gian làm việc sang đơn vị phút
 
Một công ty trả công cho nhân viên sản xuất cho thời gian làm việc là 8h nhưng công ty vốn đã biết người công nhân không thể làm việc đầy đủ 8h. Ví dụ, có thời gian người công nhân ăn trưa và nghỉ ngơi. Trích thời gian này từ lượng thời gian làm việc. Ví dụ, giả định người công nhân dùng 1h cho ăn trưa và 2 lần nghỉ 15 phút vào buổi sáng và buổi chiều. Có nghĩa là người công nhân chỉ có 6,5 h hay 390 phút làm việc. Bây giờ, câu hỏi là người công nhân có làm việc đầy đủ 390 phút không? Tất nhiên là không. Bởi họ không phải là một cái máy. Vậy, câu hỏi bây giờ là: “Có bao nhiêu thời gian người công nhân thực sự làm việc”?
 
2. Theo dõi thời gian đã mất hoặc nhàn rỗi theo phút
 
Trong bước này, cần phải xem xét việc sản xuất một cách trực tiếp. Mục đích là theo dõi lượng thời gian bị mất mát. Đồng thời, cần phải xác định thời gian chu kỳ sản xuất tại khu vực làm việc. Theo dõi thời gian mất mát và đảm bảo ghi chép các nguyên nhân của việc ngừng làm việc.
 
3. Giảm “thời gian mất mát” từ “thời gian làm việc”
 
Trong ví du này, chúng ta giả định có 135 phút là thời gian máy ngừng chạy trong một khu vực làm việc cụ thể. Bây giờ phải giảm thời gian mất mát từ thời gian làm việc. Điều này có nghĩa là khoảng 390 phút trừ đi 135 phút. Có nghĩ là có 255 phút thời gian làm việc thực tế. Vậy tỷ lệ năng suất là gì?
 
4. Xác định tỷ lệ năng suất và theo dõi qua thời gian
 
Chúng ta sẽ lấy thời gian làm việc thực tế (actual work time) và chia nó cho thời gian làm việc (available work time). Có nghĩa là lấy 255 phút chia cho 390 phút. Tỷ lệ năng suất là 65%. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là hết. Tỷ lệ năng suất cụ thể này có thể là một bất thường khi việc ngừng hoạt động bị gây ra bởi một số thứ không lường trước được. Vì vậy, công ty cần phải theo dõi tỷ lệ năng suất qua thời gian để so sánh. Tất cả các bước được tóm tắt dưới đây.
 
• 1h = 60 phút, vì vậy 6 & ½ giờ = 390 phút
• Thời gian mất theo phân tích: 135 phút (Thời gian này được thu thập vào ban ngày)
• Thời gian làm việc: 390 – 135 = 255 phút
• Tỷ lệ năng suất% = 255 phút: 390 phút
 
Sử dụng tỷ lệ năng suất như một chỉ số hiệu suất cốt yếu KPI trong sản xuất là một cách tốt để xác định và loại bỏ thời gian mất mát. Ví dụ này dựa trên việc phân tích các thời gian chu kỳ sản xuất tại một khu vực làm việc cụ thể, tuy nhiên, quy tắc tương tự cũng có thể áp dụng cho toàn bộ sàn sản xuất. Trong thực tế, nếu tập trung loại bỏ thời gian chết tại mỗi khu vực sản xuất, công ty sẽ thành công trong việc tăng công suất sản xuất. Sau tất cả các bước, hãy theo dõi sản lượng thực tế với tỷ lệ năng suất này và đặt ra câu hỏi: nếu tỷ lệ năng suất là 65% tương quan với mức hoàn thành của 100 đơn vị thì việc tăng tỷ lệ năng suất lên 70% có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp và công suất?
 
 Nguồn: nscl.vn
Sưu tầm: Tuyết Lang - P. KTSX
zalo

Đặt hàng online

zalo