Kỹ năng giao tiếp trước đám đông, cách nói chuyện trước đám đông

 

Nhiều khi bạn không có đủ tự tin để làm một điều gì đó trước đám đông, mặc dù bạn thực sự am hiểu về điều bạn đang muốn làm đó. Cơ thể bạn đưa ra những phản ứng khiến bạn khó có thể giữ được bình tĩnh: tim đập nhanh, chân tay run rẩy, lời nói không được trôi chảy, sợ hãi…. Làm thế nào để có được sự bình tĩnh trước đám đông để trình bày ý kiến của mình thuận lợi? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của kinh doanh giỏi.

Nhiều khi bạn không có đủ tự tin để làm một điều gì đó trước đám đông, mặc dù bạn thực sự am hiểu về điều bạn đang muốn làm đó. Cơ thể bạn đưa ra những phản ứng khiến bạn khó có thể giữ được bình tĩnh: tim đập nhanh, chân tay run rẩy, lời nói không được trôi chảy, sợ hãi…. Làm thế nào để có được sự bình tĩnh trước đám đông để trình bày ý kiến của mình thuận lợi? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Kinh doanh giỏi.

Tập. Muốn thạo cái gì thì cũng phải tập, bạn không phải là người hoàn hảo thế nên chắc chắn sẽ có lúc bạn mắc sai lầm. Thế nên để biết những sai lầm gì sẽ đến thì bạn hãy thử tập nói trước những người thân quen trước khi nói trước người lạ.

Nói rõ ràng, phát âm chuẩn,  tránh lưỡng lự  đặc biệt các từ  ngữ  như  à, ừm, thì…thì. Ngôn ngữ khi trình bày khác ngôn ngữ khi bạn nói chuyện với bạn bè, tránh sử  dụng từ ngữ  thô tục (nhiều khi do thói quen).

Tạo dựng vẻ ngoài thoải mái. Hãy mặc những gì bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nhiều người cảm thấy rất mất tự nhiên khi khoác nên mình những bộ cánh sang trọng, lúc đó bạn sẽ nghĩ nhiều đến nhận xét của người khác về trang phục của mình hơn là chú tâm vào việc nói trước đám đông.

2. Điều gì cần lưu ý khi đứng trước đám đông

Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp

Việc giao tiếp giữa con người với con người là điều mà hầu như mọi người đều tiến hành hàng ngày. Tuy nhiên, việc giao tiếp với đám đông không phải là điều dễ dàng. Bạn có thể tham khảo thêm về cách giao tiếp để hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp trực tiếp là một việc rất quan trọng. Ấn tượng ban đầu thường là diện mạo dễ nhìn và tác phong nhanh nhẹn và tự tin khiến đối tác nghĩ ngay là chúng ta thạo công việc, lành nghề. Như vậy việc đại diện cho công ty để giao tiếp mới dễ dàng thành công.

Để có ấn tượng tốt, chúng ta phải luôn luôn bắt đầu buổi giao tiếp bằng một nụ cười thân thiện. Tất nhiên khi cười thì ánh mắt cũng phải vui vẻ. Đừng cười như người máy.

Không được đeo kính râm khi tiếp khách. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn bị che đậy, sẽ tạo ấn tượng giả tạo, mờ ám khi giao tiếp. Ngoài ra, đeo kính râm trong phòng còn là thái độ bất lịch sự, không tôn trọng người khác, dù cho đó là kính đổi màu cũng không nên đeo. Nếu Bạn không phải là vệ sĩ hay người phụ trách an ninh của Công ty thì đừng đeo kính râm khi tiếp khách.

Trang phục khi giao tiếp phải tươm tất, không phục sức sặc sỡ hay rườm rà, không nên trang điểm lòe loẹt, không nên bôi sực nức nước hoa, đặc biệt khi giao tiếp với người Nhật.

Tạo ấn tượng tốt còn là việc tôn trọng khách. Bạn phải đúng giờ. Nếu tiếp tại văn phòng của bạn, nên chấm dứt ngay các công việc khác ngay trước giờ hẹn và trong khi tiếp xúc. Nếu tiếp tại văn phòng của khách, Bạn phải đến sớm trước giờ hẹn khoảng 5 phút. Bạn phải trù tính thời gian và lộ trình đến nơi. Nếu chưa biết rõ văn phòng của khách, nên gọi điện hỏi đường trước. Mọi lời cáo lỗi do đến trễ dù hợp lý cách mấy vẫn làm mất đi ấn tượng tốt về bạn.

Chú ý trong khi trò chuyện

Trong khi trò chuyện, nụ cười sẽ là vũ khí lợi hại cho bạn. Khi mỉm cười trong lúc trò chuyện, bạn sẽ tạo được nơi người đối diện cảm giác thân ái, cởi mở và và sẵn lòng giao tiếp. Tuy nhiên, dù là đứng hay ngồi, sẽ là khôn ngoan hơn nếu như bạn xoay người trực diện với người cùng trò chuyện. Quay lưng hoặc nhìn nghiêng chỗ khác là dấu hiệu cho thấy bạn sẵn sàng ra đi ngay khi có cơ hội, và người khác sẽ không có ấn tượng tốt về bạn. Hơi nghiêng người về phía trước là một “kỹ thuật mềm mại” và hữu dụng.

Khoảng cách giữa hai người đôi khi cũng là điều ấn tượng của đối phương đối với bạn. Trước tiên, hãy kiểm tra lại bạn có đứng quá gần họ không? Ai cũng cần một không gian cá nhân. Hãy lui về sau, chừa một khoảng cách độ ba bước chân với họ, và duy trì giao tiếp qua ánh mắt trong lúc trò chuyện.

Việc va chạm cơ thể khi trò chuyện đối với nhiều người có thể khiến họ khó chịu, khiến họ có ấn tượng xấu về bạn. Chuyên gia tâm lý Gay Gooer giải thích: “Va chạm vào cơ thể người khác sẽ đóng lại mọi tiếp xúc, bởi vì bạn đang xâm lấn vào không gian cá nhân của họ. Nếu họ là người sống hướng nội, nhút nhát, thì bạn có thể đã xóa bỏ hết tác động của những gì mình vừa nói với họ. Bạn có thể bị hiểu lầm theo nghĩa tiêu cực”.

Để bảo đảm thành công khi trò chuyện, hãy nhớ tên người mình vừa tiếp xúc. Họ sẽ rất vui khi được nhớ tên, được để lại ấn tượng tốt trong bạn. Điều này thật khác hẳn với cảnh lúng túng, gãi đầu gãi tai vì không thể nhớ được cái tên cần nhớ.

Ngoài việc nói và đặt câu hỏi, bạn cũng đừng quên nghệ thuật lắng nghe. Nếu có thể, hãy cố gắng hòa hợp những gì bạn đã biết về họ với những thông tin mà họ đang cung cấp. Hãy để họ hoàn tất những gì đang nói dở, đừng vội vàng “lấp vào chỗ trống” bằng những suy nghĩ cá nhân của mình.

Không nên xen giữa vào câu chuyện khi người đối diện đang trình bày ý kiến của họ. Đó là điều bất lịch sự. Cho đến khi người đó kết thúc câu chuyện, bạn có thể tham gia vào câu chuyện đó, hoặc đưa ra những ý kiến cá nhân của riêng mình.

Đừng quên việc tập trung vào tình huống. Giao tiếp với người khác mà đầu óc lơ mơ, nghĩ về những chuyện xa xôi đâu đâu, thì bạn rất dễ làm họ buồn lòng, tủi thân.

Nguồn: kinhdoanhgioi.net

Sưu tầm: Yến Nhi – P.KTSX

 

zalo

Đặt hàng online

zalo