Kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở bạn không nên bỏ qua

 

Mỗi chúng ta dành ra hơn 1/3 cuộc đời của mình để làm việc, nhưng không phải ai cũng biết về kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở. Đừng khờ dại tin rằng, một số người ở nơi làm việc luôn hòa đồng, cởi mở, khéo léo hoàn toàn là do bẩm sinh, hầu hết do luyện tập mà thành.

Giao tiếp công sở bao gồm: quan hệ với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, quan hệ với đối tác, khách hàng,… Các mối quan hệ không chỉ dừng lại ở mức độ công việc, xã giao, mà còn mang tính tâm lí, thân mật, rất đa dạng về nội dung và tính chất. 6 chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ hữu ích, giúp bạn tăng hiệu quả trong giao tiếp nơi công sở:

1. Biết vượt qua “lời mẹ dạy”

Điều này đặc biệt hữu ích cho những bạn sinh viên mới ra trường, bắt đầu bước vào môi trường công sở.

Một vài kí ức khi còn nhỏ ảnh hưởng và ám ảnh chúng ta đến tận khi lớn, khiến chúng ta luôn ngần ngại khi giao tiếp. Ngay từ nhỏ, bố mẹ đã dặn bạn một số điều kiểu như: Những điều tốt đẹp chỉ đến với người biết chờ đợi, không được nói chuyện với người lạ,… Những điều răn dạy này chỉ giúp ích khi còn bé để giữ bạn an toàn và dạy bạn biết cách cư xử. Còn khi đã lớn, trong hầu hết các trường hợp (trừ một số trường hợp đặc biệt), đến lúc thay thế bằng một số lời khuyên dưới đây:

– Trong nơi làm việc, hãy bắt chuyện với người lạ, điều này giúp bạn mở rộng các mối quan hệ đồng nghiệp, chủ động lôi kéo người lạ và người quen vào câu chuyện. những người không quen biết cũng có thể trở thành bạn tốt, khách hàng tiềm năng, cũng là cầu nối để bạn đến với những kinh nghiệm mới trong cách giao tiếp.

– Hãy tự giới thiệu: những người làm việc trước bạn không phải ai cũng thân thiện, thay vì chờ đợi ai đó đến làm quen với bạn, hãy chủ động bước lại gần và tự giới thiệu, đừng để sự sợ hãi bị từ chối cản đường bạn. Nên nhớ ngay cả người bạn thân thiết của bạn cũng từng là người lạ cơ mà. Hãy thử mạo hiểm và chấp nhận điều đó, đây là cách giúp bạn sớm hào nhập với tập thể.

– Im lặng là mất lịch sự: Im lặng trong giao tiếp có thể đến từ 2 nguyên nhân, hoặc là bạn đang xấu hổ, không biết cách nói chuyện, hoặc là người khác sẽ đáng giá bạn là người lạnh lùng, kiêu ngạo, hơi “chảnh”. Ranh giới giữa hai điều này rất mong manh, đừng mạo hiểm giữ im lặng để bị hiểu nhầm. Những câu xã giao cho người khác thấy cá tính của bạn, bạn luôn đánh giá cao những người dễ gần, cởi mở, chủ động trong giao tiếp. Vậy bạn hãy làm điều tương tự như họ, bạn sẽ sớm là một phần của tập thể.

– Điều tốt đẹp nhất chỉ đến với người biết tìm kiếm: Sự chờ đợi lấy đi của bạn nhiều thời gian. Tôi rất thích cấu nói của Will Rogers: “Phải biết trèo cây thì mới đến được chỗ có nhiều hoa quả”, mặc dù có thể việc trèo cây là mạo hiểm những bạn sẽ không hái được quả ngon nếu chỉ biết đứng đó và chờ đợi.

– Chủ động bắt chuyện cũng như cố gắng duy trì cuộc nói chuyện, bạn có thể dùng các câu hỏi gợi mở để tìm thấy điểm chung giữa hai người, điều này khiến cuộc trò chuyện thoải mái, tự nhiên hơn.

2. Hãy thận trọng trong nội dung các câu chuyện

Hãy phân định mức độ thân mật trong các mối quan hệ nơi công sở. Bạn không nên tiết lộ quá nhiều về đời tư của mình với nhiều người, hoặc chia sẻ chuyện riêng tư của người khác kiểu “có chuyện này về chị A, t chỉ kể cho mình cậu nghe”. Một khi bạn đã kể cho một người khác thì câu chuyện sẽ sớm đến tại chị A và đính kèm thêm một số tình tiết hư cấu nữa. Điều đó không giúp cải thiện mối quan hệ của bạn nơi công sở, mà ngược lại về lâu dài khiến mọi người xa lánh bạn, không ai dại dột đi tâm sự chuyện riêng tư cho một người hay “buôn dưa lê” cả.

3. Tôn trọng đồng nghiệp

Mọi công việc đều cần tập thể, có thể bạn giỏi nhưng không có nghĩa bạn sẽ làm được mọi thứ, hãy tạo các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp để công việc của bạn thuận lợi, đạt hiệu quả cao hơn. Muốn tìm được tiếng nói chung giữa một người với tập thể cần nhớ 2 điều:

– Bạn không phải là người giỏi nhất, mỗi người có một thế mạnh riêng, hạ bớt cái “tôi” của mình xuống để hòa nhập được với đồng nghiệp.

– Bạn cũng không nên tự ti về yếu kém của bản thân, điều này sẽ khiến bạn tự tách biệt với tập thể. Bạn cũng có điểm mạnh, hãy xem đồng nghiệp như những người bạn đồng hành, cùng chia sẻ – cùng học hỏi – cùng tận hưởng thành công.

4. Cần biết quản lý thời gian

Thời gian làm việc của mỗi người là như nhau – 8 tiếng, cần tập trung nâng cao hiệu quả công việc. Cần có sự cân đối giữa thời gian làm và tán gẫu để duy trì mối quan hệ đồng nghiệp nhưng vẫn đảm bảo công việc. Không có ai đánh giá cao bạn ở việc “chém gió” tốt, mà là ở năng suất làm việc của bạn.

5. Bạn xây dựng cho mình là người uy tín, đáng tin cậy

Uy tín thể hiện năng lực chuyên môn vững vàng trong công việc, ở trách nhiệm của bạn những lời hứa mà mình nói ra, bởi “một lần thất tín, vạn lần thất tin”. Những gì bạn đã không chắc chắn làm được thì đừng hứa, hứa rồi thì phải hoàn thành.

Tác phong chuyên nghiệp của bạn cũng được thể hiện qua không gian làm việc của bạn. Chỗ ngồi của mỗi người có thể được quy định, nhưng bạn hoàn toàn có thể khiến cho không gian làm việc của mình trở nên tối ưu hơn. Để biết cách tối ưu không gian làm việc, bạn có thể xem tại thietkevanphong.top

Một điều nhỏ nhưng nhiều người mắc phải là “cao su” về giờ giấc, một người ngay cả việc đến đúng giờ còn không làm được, liệu có thể tin tưởng ở họ hay không?

6. Trang phục phù hợp

Trang phục có tác động khá lớn đến ấn tượng khi giao tiếp. Nếu công ty có đồng phục, bạn cần giữ cho bộ đồ sạch sẽ, gòn gàng là được. Nếu công ty không yêu cầu về đồng phục, bạn nên quan sát các đồng nghiệp khác để tạo cho mình cách ăn mặc phù hợp với mọi người.

Nguồn: kinhnghiemtimviec.net

Sưu tầm: Trung Hiếu - BP. Kho

zalo

Đặt hàng online

zalo