KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẤP TRUNG QUAN TRỌNG BẬC NHẤT

 

Quản lý cấp trung đóng vai trò trung gian giúp kết nối ban quản trị với toàn thể nhân viên. Họ chính là sợi dây dẫn kết nối toàn bộ doanh nghiệp lại với nhau. Chính vì thế, bạn cần phải trau dồi các kỹ nănng quản lý cấp trung hiệu liên tục thì doanh nghiệp mới không bị rối loạn; mọi chiến lược mục tiêu đều được cả doanh nghiệp hiểu.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là cách thức duy nhất giúp đảm bảo thông tin được truyền tải đến mọi người. Nếu không có giao tiếp thì sẽ không có thông tin. Mà nếu không có thông tin mọi hoạt động sẽ đi chệch hướng.

Trong cuốn sách Effective Executive, Peter F.Drucker đã đưa 10 nguyên tắc của một nhà quản trị thành công. Trong đó, nhà quản trị phải chịu trách nhiệm việc giao tiếp trong tổ chức. Nghĩa là, các quản lý cấp trung phải đảm bảo nhân viên hiểu rõ toàn bộ thông tin được truyền đạt. Đồng thời, các quản lý cấp trung chính là cầu nối thông tin duy nhất là ban quản trị đến toàn bộ nhân viên.

Do đó, giao tiếp là kỹ năng quản lý cấp trung đầu tiên bạn phải có. Bạn cũng cần lưu ý rằng giao tiếp tốt không có nghĩa là phải nói chuyện hay. Giao tiếp chỉ là phương tiện để truyền đạt thông tin. Đôi lúc, nói hay nhưng không truyển tải đầy đủ thông tin thì cũng không tốt.

Kỹ năng quản trị cảm xúc

Đây là kỹ năng quản lý cấp trung rất quan trọng đối với nhà quản trị. Khi bạn còn là chuyên viên, một phút nóng giận của bạn có thể chỉ gây ra hậu quả nhỏ. Đó có thể là làm mất lòng đồng nghiệp hay kết quả công việc không được thuận lợi. Tuy nhiên, khi đã là quản lý cấp trung nếu như không thể quản trị cảm xúc thì nhiều hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Đầu tiên các quyết định bạn đưa ra sẽ không hiệu quả. Thậm chí nó còn có thể gây hai cho doanh nghiệp. Không những thế, chỉ vì một phút nóng giận bạn có thể gieo rắc sự tiêu cực trầm trọng lên nhân viên cấp dưới. Ngoài ra, quản lý cấp trung chính là cấu nối giữa ban quản trị với toàn thể nhân viên. Nếu như, bạn để cảm xúc ảnh hưởng đến công việc thì doanh nghiệp sẽ bị hoạt động trì trệ ngay lập tức. Do đó, bạn cần học cách quản trị cảm xúc thật tốt.

Kỹ năng đánh giá nhân viên

Đánh giá nhân viên là một trong những công việc rất quan trọng của quản lý cấp trung. Bởi vì nhân viên là người thực thi các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Peter F.Drucker đã nói: “ Hiệu suất của tổ chức chính là tổng hiệu suất của mọi thành viên trong tổ chức đó”. Và quản lý cấp trung chính là người trực tiếp xem xét, đánh giá và đề xuất kế hoạch phát triển cho nhân viên. Do đó, đánh giá nhân viên là kỹ năng quản lý cấp trung cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, việc đánh giá nhân viên chưa thực sự khách quan. Đa phần việc đánh giá nhân viên còn tính chủ quan, trọng tình hơn trọng lý. Điều này sẽ gây tổn thất nguồn nhân lực nghiêm trọng. Doanh nghiệp chắc chắn không thể phát triển lâu dài trong tương lai.

Vậy làm thế nào để đánh giá nhân viên khách quan nhất? Nếu muốn vậy, bạn nên kết hợp với phòng nhân sự; sử dụng phản hồi 360 độ về nhân viên này. Cuối cùng, bạn nên đánh giá nhân viên trong mỗi đợt huấn luyện trực tiếp cho họ. Và cũng cần phải hiểu rõ về công việc mà nhân viên đang làm. Như vây, bạn mới có thể đánh giá một cách khách quan nhất

Kỹ năng phân tích

Phân tích ở đây không chỉ đơn thuần là phân tích vấn đề, phân tích chiến lược. Bạn còn phải phân tích các giải pháp, đề xuất của nhân viên. Bạn phải hiểu rõ được ưu, nhược điểm của từng giải pháp, kế hoạch của nhân viên. Những rủi ro bạn có thể gặp là gì; có cách nào khắc phục được không? Doanh nghiệp sẽ có lợi gì từ việc này.

Đó là kỹ năng quản lý cấp trung rất quan trọng. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự trung thành của nhân viên. Bạn hãy thử tượng tượng xem: “Khi một nhân viên đề xuất ý tưởng khá tạo bạo, mới lạ và đầy tính sáng tạo. Thế nhưng quản lý cấp trung lại khổng đủ trình độ để phân tích thì sẽ như thế nào?”. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ mất đi một ý tưởng lớn. Còn nhân viên sẽ cảm thấy chán nản, không muốn làm việc tiếp. Tất cả chỉ vì sự yếu kém của kỹ năng quản lý cấp trung.

Các quản lý cấp trung thường lo sợ về tính rủi ro của các kế hoạch này. Họ không có đủ kiến thức để phân tích cũng như quản trị rủi ro. Do đó, để đảm bảo cho vị trí của họ; các quản lý cấp trung sẽ loại bỏ ý tưởng. Và kết quả như KynaBiz đã nói.

Kỹ năng lắng nghe

Đi kèm với kỹ năng phân tích chính là kỹ năng lắng nghe. Hai kỹ năng quản lý cấp trung này là bộ đôi không thể tách rời. Có những ý kiến, kế hoạch bạn không thể phân tích rõ ràng ngay được. Có thể là do nhân viên trình bày chưa đủ rõ ràng. Hoặc cũng có thể ý tưởng này khá mới mẻ. Lúc này, đừng vội bác bỏ ngay đề xuất của nhân viên. Bạn hãy cố gắng lắng nghe ý tưởng của họ để có thêm thông tin.

Kỹ năng lắng nghe rất quan trọng đối với quản lý cấp trung

Cần nhớ rằng: Bạn phải lắng nghe chứ không phải là nghe. Bạn phải luôn có tâm thế là mong muốn được chia sẻ; thấu hiểu nhân viên. Đừng chỉ nghe qua cho có lệ hoặc không muốn nghe vì sợ mất thời gian. Bạn sẽ giết chết một nhân viên giỏi đầy nhiệt huyết.

Kỹ năng phân công và ủy thác công việc

Khác với khi còn là nhân viên, bạn không còn phải chuyên sâu về chuyên môn. Nhiều chuyên viên khi trở thành quản lý cấp trung đều mắc phải một sai lầm. Đó là ôm đồm quá nhiều công việc. Bây giờ bạn không còn là một nhân viên chỉ cần làm tốt công việc chuyên môn. Bây giờ, bạn phải học cách phân công công việc cho mọi người và quản trị nó.

Có thể lúc đầu bạn sẽ lo sợ nhân viên sẽ không làm tốt như bạn. Hoặc bạn đã quen với cách làm việc của một nhân viên. Nhưng bạn phải thay đổi. Bạn cần quản trị nhiều hơn. Bạn phải tập chấp nhận các nhân viên khác sẽ không thể làm đúng ý bạn. Điều quan trong bạn cần lắng nghe, giúp đỡ họ nhiều hơn. Đồng thời, bạn có thể huấn luyện các kỹ năng cần thiết để họ làm tốt công việc.

Kỹ năng huấn luyện nhân viên

Đi kèm với kỹ năng phân công công việc chính là kỹ năng huấn luyện. Bởi vì không phải bất cứ nhiệm vụ nào nhân viên đều đủ kỹ năng hoàn thành hoặc làm giống như bạn mong muốn. Do đó, bạn cần phải hỗ trợ đầy đủ công cụ cũng như kiến thức để nhân viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Quản lý cấp trung cần huấn luyện nhân viên để có thể hoàn thành công việc

Khi nhân viên đã có đầy đủ các kỹ năng cần thiết, bạn sẽ có thể tập trung lo các công việc quản trị. Quan trọng hơn hết, huấn luyện nhân viên sẽ giúp kết nối bạn và nhân viên lại với nhau. Bạn sẽ có thể hiểu rõ về những ưu, nhược điểm; khả năng thăng tiến, thái độ làm việc…. của nhân viên. Do đó huấn luyện nhân viên là kỹ năng quản lý cấp trung cực kỳ quan trọng.

Trên đây là 7 kỹ năng quản lý cấp trung quan trọng nhất. Nếu là một quản lý cấp trung; bạn cần bỏ nhiều thời gian để trau dồi 7 kỹ năng này. Hãy nhớ rằng: Bây giờ bạn đã là quản lý cấp trung. Bạn không còn phải tập trung vào chuyên môn. Nhiệm vụ chính yếu của bạn là tập trung vào việc quản trị nhiều hơn. Đừng cố ôm đồm các công việc chuyên môn. Hãy tin tưởng cấp dưới và họ sẽ làm bạn ngạc nhiên. Chúc bạn thành công!

 

Nguồn: kynabiz.vn

Sưu tầm: Ánh Hoa-P.Kế toán

zalo

Đặt hàng online

zalo