Làm gì khi bạn mắc lỗi?

 

Nếu bạn hỏi bất kỳ một người nào đó xem họ đã bao giờ phạm phải một lỗi nào đó trong công việc chưa, thì chắc chắn họ sẽ trả lời bạn là "Có".

Thông thường, bạn có thể sửa chữa lỗi lầm của mình và quên nó đi sau đó để tiếp tục làm việc.

Tuy nhiên, phạm lỗi trong công việc nhiều lúc lại là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Nó có thể tạo ra những rủi ro cho những nhà quản lý của bạn và thậm chí có thể ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp. Những tác động trở lại của các lỗi lầm đó sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến bạn. Nếu chỉ đơn giản là sửa sai và tiếp tục làm việc thì chẳng có gì đáng nói. Khi bạn phạm lỗi tại nơi làm việc, cơ hội nghề nghiệp của bạn có thể bị ảnh hưởng phụ thuộc vào những gì bạn làm sau đó.

Thừa nhận đã mắc lỗi. Hãy nói ngay với sếp của bạn khi bạn mắc lỗi. Chỉ có một ngoại lệ mà bạn không cần phải nói ra là khi lỗi mà bạn mắc phải chẳng ảnh hưởng đến ai. Nếu không thì đừng tìm cách che giấu lỗi của mình. Bạn sẽ bị mọi người đánh giá một cách tồi tệ nếu bạn tìm cách giấu giếm nhưng một ai đó lại phát hiện ra.

Hãy đưa cho sếp của bạn một kế hoạch khắc phục lỗi. Khi bạn tới gặp sếp để thú nhận bạn đã mắc lỗi, bạn cũng phải mang theo luôn kế hoạch khắc phục nó.

Hãy trình bày kế hoạch của bạn một cách rõ ràng. Hãy cho sếp biết bạn sẽ giải quyết nó trong bao lâu và có mất chi phí gì không.

Đừng đổ tội cho ai. Đổ lỗi sang một người khác chẳng thể giúp gì được cho bạn. Hãy khuyến khích những người có trách nhiệm liên quan tới lỗi của bạn nghe lời bạn và cùng nhận lỗi.

Đừng đối xử tệ với chính mình. Hãy nhận lỗi nhưng đừng đối xử tệ với mình. Nhận trách nhiệm nhưng đừng mắng nhiếc mình, đặc biệt là trước mặt người khác.

Dùng thời gian riêng của mình để sửa lỗi. Nếu bạn phải làm ngoài giờ để sửa chữa lỗi của mình, bạn cũng đừng hy vọng và đừng đòi hỏi được trả tiền làm ngoài giờ. Bạn có thể phải làm cả trong giờ ăn trưa và tới sớm hơn để "giải quyết hậu quả".

 

Nguồn: zingnews.vn

Sưu tầm: Mộng Trinh - TT. Quang Trung

zalo

Đặt hàng online

zalo