Làm sao để trở thành một chuyên gia đàm phán?

 

Đàm phán là một kỹ năng mềm quan trọng. Vậy làm sao để có thể nâng cao và làm chủ nó? Hãy cùng Edu2Review tìm hiểu nhé!

10 Lời Khuyên Khi Đàm Phán Lương

Đàm phán là một nghệ thuật. Nắm vững nghệ thuật đàm phán giúp công việc và cuộc sống của bạn dễ dàng hơn.

1. Đàm phán trong cuộc sống

Nhiều người lầm tưởng rằng đàm phán phải là một quá trình mang tính chất quan trọng, gắn liền với những sự việc "to tát" như: thương lượng ký kết hợp đồng giữa hai công ty, thương lượng bán nhà,... Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình này gắn liền và hết sức quen thuộc với cuộc sống thường ngày của mỗi người.

Đàm phán là quá trình trao đổi nhằm đưa đến thỏa thuận chung giữa các bên tham gia, khi giữa các bên có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng.

Trả giá với người bán rau, bạn đang thực hiện một cuộc đàm phán (Nguồn: vietnamnet)

Như vậy, việc bạn trả giá để mua một bó rau, hay trao đổi quyền lợi với bạn học để mượn một cuốn sách cũng hoàn toàn có thể được coi là một cuộc đàm phán.

2. Làm sao để nâng cao kỹ năng đàm phán và thuyết phục?

Thường xuyên “ra lệnh” cho người khác không phải là một cách hay và dễ khiến mối quan hệ giữa bạn với mọi người trở nên xấu đi. Để người khác nghe và làm việc theo ý kiến của bạn một cách hoàn toàn tự nguyện và vui vẻ, hãy thuyết phục.

  • Làm người khác tin tưởng mình: Để có thể thuyết phục người khác, bạn cần khiến họ cảm thấy tin tưởng vào bạn. Điều này có được từ thương hiệu cá nhân mà bạn đã gầy dựng, những điều bạn đã trải nghiệm và chia sẻ, hoặc bởi thái độ ngay lúc giao tiếp. Bạn cần hiểu rõ vấn đề mà mình muốn thuyết phục và thật sự tin tưởng vào nó.

Hãy tạo sự tin tưởng (Nguồn: cafebiz)

  • Tạo sự thấu hiểu, gần gũi: Hãy đặt mình vào tình huống của người đối diện và chứng minh ý kiến của bạn sẽ giúp ích cho họ. Điều này khiến bạn trở nên thân thiết và dễ gần hơn.
  • Thiết lập cấu trúc rõ ràng: Hãy hình dung rằng bạn sẽ nói gì và làm gì để khiến người khác tin vào ý kiến của mình. Khi nói chuyện, thường xuyên lặp đi lặp lại vấn đề cần nhấn mạnh và xoay quanh, xoáy sâu vào nó sẽ giúp tạo ấn tượng với người khác về điều đó. Câu nói kết thúc phần nói chuyện là rất quan trọng vì nó thường là những gì sẽ đọng lại sâu nhất trong tâm trí người đối diện.

3. Nên có thái độ như thế nào trong khi đàm phán?

Tùy theo tính chất của buổi đàm phán mà bạn cần thể hiện thái độ hoặc mềm dẻo hoặc cứng rắn sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, để góp phần tăng sức thuyết phục, hãy luôn thể hiện sự tự tin, khiêm tốn và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này không những giúp bạn lấy được lòng tin từ người đối diện mà còn giúp hình ảnh của bạn trong mắt họ đẹp hơn, tăng khả năng duy trì các mối quan hệ hợp tác sau này.

Sự tự tin giúp bạn tăng khả năng thuyết phục mọi người (Nguồn: entrepreneur)

Luyện tập nâng cao kỹ năng đàm phán mỗi ngày sẽ giúp cuộc sống của bạn tuyệt vời hơn rất nhiều. Hãy cố gắng nhé!

Nguồn: edu2review.com

Sưu tầm: Tuyết Hương - P. DVKH

zalo

Đặt hàng online

zalo