LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TƯ DUY CÙNG THẮNG? WIN-WIN

 

Khi viết những dòng này, mình thực sự cũng không biết phải đặt tiêu đề nó là gì nữa, nó là những suy nghĩ, kết luận của mình tổng hợp trong một quãng thời gian khá dài, từ những trải nghiệm, những kiến thức của mình..

                                             

Nội dung của nó cũng đơn giản thôi, xuất phát từ cuộc chơi cùng thắng (win – win) từ đó mình triển khai nó ra theo những suy nghĩ của mình và nhận thấy nó có thể ứng dụng và giúp mình được một vài thứ trong cuộc sống thường ngày, trong những quyết định, những cân nhắc về những hành động hay cả những cơ hội…

Tư duy cùng thắng là gì?

Theo lý thuyết cùng thắng, mọi thành viên trong một cuộc chơi đều phải nhận được những lợi ích của họ trong cuộc chơi đó, đó là cơ sở để tiến tới sự hợp tác cùng phát triển, cả hai (hoặc nhiều bên) đều đạt được lợi ích của mình!

Như vậy, nếu như trong một cuộc chơi, có một người cùng chơi không đạt được lợi ích của họ, hiển nhiên, cuộc chơi sẽ không còn là cùng thắng nữa, mà sẽ là một số ít sẽ thắng, điều này dẫn tới điều gì?

Chắc hẳn cuộc chơi sẽ chẳng thể tồn tại được nữa:

  • Khi những chính sách của chính phủ gây bất lợi hoặc cản trở tới người dân, ắt hẳn sẽ xảy ra biểu tình, phản đối, nếu nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới đảo chính (Cuộc chơi giữa chính phủ và người dân về chính sách)
  • Khi những cố gắng của nhân viên trong công ty không được sếp nhìn nhận và đền đáp xứng đáng, nhân viên sẽ không còn muốn cố gắng nữa và thậm chí có thể là bỏ việc


Cũng tương tự khi chuẩn bị tham gia vào một cuộc chơi, có thể là một lời đề nghị, hợp tác, hãy tạm quên đi những lợi ích trước mắt mà người ta vẽ ra cho bạn, và hãy tự hỏi: Lợi ích của họ là gì? Lợi ích của ta là gì? Lợi ích của họ có ảnh hưởng tới lợi ích của ta hay không và có mang lại giá trị cho những người cùng chơi khác hay không? Nếu tất cả các câu trả lời là có thì hãy xem xét tới việc chấp nhận lời thỏa thuận đó, bằng không, hãy mạnh dạn mà từ chối!

Và khi bạn đang rất hứng thú khi vừa nghĩ ra một ý tưởng, một mô hình kinh doanh mới mang lại lợi nhuận, hãy tự hỏi xem, ngoài lợi nhuận mang lại cho bản thân, điều đó có còn mang lại cho những người khác cùng chơi, cùng tham gia vào cuộc chơi đó hay không, nếu ở một chỗ nào đó là không thì dứt khoát, mô hình đó có vấn đề!

Hãy lấy một mô hình kinh doanh làm ví dụ nhé:

Mô hình kinh doanh của Grabbike:

Những người cùng tham gia chơi: Grabbike, Tài xế Grabbike và người dân sử dụng dịch vụ của Grabbike, ở đây mình sẽ không nói tới môi trường xung quanh: Chính phủ, chính sách và những vấn đề liên quan tới việc kinh doanh!

Vậy, lợi ích của những người tham gia chơi là gì?

Hãng Grabbike: Lợi nhuận, hiển nhiên rồi, lợi nhuận thu về từ phí dịch vụ phục vụ người sử dụng Grabbike

Tài xế Grab: Kiếm thêm thu nhập từ thời gian chở khách

Người dân: Được phục vụ xe ôm với chất lượng tốt và giá thành được kiểm soát

Tại sao mô hình đa cấp biến tướng tại Việt Nam lại không tồn tại được lâu:

Những người tham gia cuộc chơi:

Tuyến trên: Lợi nhuận từ tuyến dưới

Tuyến dưới: Có lợi nhuận khi tuyển được tuyến dưới, nếu không sẽ mất tiền (Lợi nhuận âm)

Người tiêu dùng: Hoàn toàn không có lợi nhuận từ mô hình này, người dân không được mua sản phẩm với chất lượng tốt và giá cả hợp lý (Giá cao ngút trời cho một sản phẩm chưa được kiểm định – MB24)

                       

Tư duy cùng thắng - không khó

Hãy suy nghĩ, một mô hình kinh doanh tốt khi tạo được càng nhiều lợi nhuận cho người cùng chơi, một lời đề nghị tốt khi tất cả những người tham gia cùng chơi đều nhận được lợi ích! Nếu đáp ứng được những điều trên, xin chúc mừng, đó là một cơ hội tốt để bạn có thể nắm bắt!

Tư duy cùng thắng, theo mình nó đơn giản như vậy thôi!

 

Nguồn: manhdatblog.blogspot.com

Sưu tầm: Bảo Châu- P. Kế Toán

zalo

Đặt hàng online

zalo