Lập quy trình quản lý kho hàng cho các doanh nghiệp

Để quản lý kho hàng được tốt hơn hầu hết trong các doanh nghiệp có những kho hàng lớn đều phải xây dựng lên những quy trình quản lý kho hàng. Việc Lập quy trình quản lý kho hàng giúp nhà quản lý kiểm soát được số lượng hàng tồn kho tránh được gây thất thoát hàng hóa, Ngoài ra Lập quy trình quản lý kho hàng giúp người quản lý kho có căn cứ thực hiện công việc tránh được những sai sót có thể gây thiệt hại về kinh tế.

 

Căn cứ để Lập quy trình quản lý kho hàng cho các doanh nghiệp

 

Căn cứ để Lập quy trình quản lý kho hàng cho các doanh nghiệp

 

Đối với mỗi doanh nghiệp công việc quản lý tài sản luôn được đưa lên ưu tiên hàng đầu vì vậy các doanh nghiệp cần Lập quy trình quản lý kho hàng được hiểu một cách chính xác là một bộ quy định nội bộ về quản lý hàng hóa từ công đoạn có thông tin hàng về cho đến khâu hàng hóa được xuất kho.

 

Lập quy trình quản lý kho hàng giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp

 

Việc Lập quy trình quản lý kho hàng có tác dụng đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp quản lý hàng hóa của doanh nghiệp đó có thể liệt kê ra một số loại quy trình quản s kho hàng phổ biến như sau:

 

·         Quy trình nhập hàng đây là các quy định liên việc nhập hàng vào kho như khi nhập hàng cần có chứng từ gì, hàng hóa nhập được kiểm đếm ra sao, việc sác nhận đơn hàng nhập kho để từ đó phân định được trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên khi hoàn thành quá trình nhập hàng

 

·         Quy trình kiểm tra hàng: Quy trình này giúp hướng dẫn đội kiểm tra hàng bao gồm việc nhận hàng, mang hàng ra kiểm tra, cách thức kiểm tra hàng, giao hàng lại cho bộ phận kho…

 

·         Quy trình xuất hàng bao gồm một số công đoạn như: kiểm tra hàng hóa trước khi xuất hàng, xuất hàng đúng chủng loại, số lượng.., điều kiện để hàng có thể xuất ra khỏi kho như Hóa đơn, …

 

·         Ngoài ra còn nhiều các loại quy trình nhỏ khác nằm trong lĩnh vực quản lý kho hàng như: quy trình đòi bồi thường  sản phẩm tổn thất khi nhập hàng, quy trình đổi trả hàng bảo hành, quy trình sắp sếp hàng hóa trong kho, quy trình lưu chuyển hàng hóa. Việc này tùy thuộc vào mô hình của từng loại kho hàng bạn sẽ xây dựng làm sao cho phù hợp nhất

 

Tóm lại việc Lập quy trình quản lý kho hàng giúp doanh nghiệp quản lý kho hàng tốt hơn, giúp phân định trách nhiệm của mỗi một khâu làm việc trong cả một quá trình từ nhập hàng đến xuất hàng.

 

Ưu nhược điểm của việc Lập quy trình quản lý kho hàng 

 

Ưu điểm: Với tất cả các doanh nghiệp lớn hầu như việc áp dụng các bộ quy trình làm việc là rất cần thiết. Co một bộ quy trình chuẩn giúp người quản lý có thể phân đinh rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng cá nhân trong doanh nghiệp đó. đây cũng là thước đo mức độ thực hiện đúng, đủ các bước trong mảng công việc mỗi cá nhân trong tổ chức được giao phó.

 

Nhược điểm: Ngày nay chúng ta thường mang những bộ quy trình được nhập khẩu về VN với các cái tên như ISo nhưng việc áp dụng vào mỗi doanh nghiệp đôi khi chưa được nghiên cứu kỹ dẫn đến mọt số bất cập giữa quy trình và thực hiện công việc thực tế

 

Để quy trình hoạt động thực sự hiệu quả thì bạn cần làm những gì?

 

Thứ nhất bạn cần có những cá nhân chuyên trách phụ trách mảng nghiên cứu và áp dụng quy trình vào doanh nghiệp của mình làm cho quy trình đó sát nhất với các công việc diễn ra trong doanh nghiệp của bạn

 

Thứ hai sau mỗi quá trình áp dụng bộ quy trình đó bạn cần cho đánh gia lại tính thực tế của quy trình được áp dụng từ đó co những điều chỉnh quy trình phù hợp hơn

 

Trong quy trình đôi khi bạn cũng cần nghiên cứu và cho phép áp dụng các nguyên tắc mở để phù họp với công việc rong thực tế hơn..

 

Trên đây la nhũng chia sẻ về việc Lập quy trình quản lý kho hàng, áp dụng quy trình vào kho hàng sao cho mang lại những giá trị cho cá nhân doanh nghiệp

 

Nguồn: thietbinanghang.com

Sưu tầm: Thanh Tuấn - BP. IT

zalo

Đặt hàng online

zalo