Năm giải pháp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp mùa Covid-19

 

Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước những quyết định sống còn khi kinh tế khó khăn vì dịch bệnh.

Đại dịch Covid19 đang diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng trở nên trầm trọng. Cùng với những mối nguy về sức khỏe đối với người dân trên toàn thế giới, virus corona cũng khiến các doanh nghiệp đứng trước những thách thức, những quyết định có thể gọi là sống-còn với sự tồn vong của doanh nghiệp. Vậy các doanh nghiệp cần giải bài toán "tối ưu chi phí" như thế nào?

Đánh giá lại tình hình doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng, người chủ doanh nghiệp phải thật bình tĩnh để tìm ra hướng giải quyết vấn đề và tìm kiếm cơ hội từ những thách thức đó.

Một số doanh nghiệp đã có bước thay đổi phù hợp với tình hình hiện tại, tìm ra giải pháp khắc phục và linh hoạt thay đổi theo nhu cầu thị trường như:

- Tìm kiếm thị trường mới.
- Tìm nguyên liệu mới thay thế với chi phí phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cam kết.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ, bán hàng online thay vì mua sắm truyền thống - Tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi.

Cắt giảm nhân sự - nên hay không? - Đây dường như là giải pháp đầu tiên mà các doanh nghiệp nghĩ tới khi đứng trước những khó khăn thách thức như hiện nay.

Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp đặc thù, yêu cầu nhân sự có chuyên môn tốt thì họ sẽ đối mặt với bài toán khó khác: chảy máu chất xám, rất khó tuyển dụng lại nhân sự tốt (hoặc phải bỏ ra chi phí đào tạo lại từ đầu cho nhân sự mới) khi mùa dịch trôi qua. Vì vậy, thay vì cắt giảm nhân sự, hãy tìm cách phát huy tối đa tiềm năng của các nhân sự sẵn có.

Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho nhân viên. Nếu có nhân viên nhiễm bệnh, toàn bộ công ty phải cách ly. Điều này khiến mọi kế hoạch "đối phó Covid-19" của doanh nghiệp phá sản hoàn toàn.

Hãy trang bị đầy đủ các biện pháp bảo hộ như khẩu trang, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, vệ sinh văn phòng... 

Tối ưu hóa chi phí quản lý, chi phí đầu tư. Tính toán, sử dụng chi phí hợp lý là bài toán quan trọng của các doanh nghiệp. Tránh lãng phí vào những hạng mục đầu tư chưa cần thiết hoặc cắt giảm bớt những chi phí phát sinh của doanh nghiệp như kiểm soát lại các khoản vay, du lịch, hỗ trợ, cơ cấu lại các khoản đầu tư...

Điều này có thể giúp các doanh nghiệp định hướng lại mục tiêu phát triển và giúp các doanh nghiệp có tài chính để phục hồi khi dịch Covid-19 kết thúc.

Ứng dụng công nghệ để quản lý công việc Thay vì phải dùng rất nhiều nhân lực vào quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý thì chủ doanh nghiệp hãy sử dụng các sản phẩm công nghệ để giảm chi phí vận hành, chi phí nhân sự và tiết kiệm tối đa thời gian lãng phí cho cách làm truyền thống. Ứng dụng công nghệ để quản lý công việc được các doanh nghiệp áp dụng ngày càng nhiều.

Chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát, quản lý và giao việc cho nhân sự một cách dễ dàng trên ứng dụng. Ngoài ra, các hình thức họp trực tuyến cũng được khuyến khích thực hiện, giúp việc chỉ đạo từ hiện trường không bị gián đoạn.

Giảm chi phí văn phòng, tối ưu hóa thủ tục hành chính. Các chi phí mua sắm máy in, mực in, giấy, vật tư, gửi thư và bưu chính ... mới nhìn có vẻ như là vụn vặt, không tốn kém, nhưng thực tế nó lại tốn một khoản chi phí khá lớn.

Các doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời hai giải pháp:

- Quán triệt nhân viên giảm việc in ấn tài liệu (trừ khi thật cần thiết), tối ưu hóa thủ tục hành chính.

- Chuyển hẳn sang dịch vụ thuê máy in đang rất thịnh hành vài năm trở lại đây. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công dịch vụ này (như các ngân hàng, văn phòng, các công ty thiết kế...).

Việc này giúp họ không phải lo đầu tư một khoản tài chính lớn (lên đến hàng trăm triệu đồng hoặc nhiều hơn), không mất chi phí quản lý bảo trì thiết bị. Vài trăm triệu kia có thể chính là cứu cánh, là 'ly nước ngoài sa mạc' đối với nhiều doanh nghiệp, giúp họ có sẵn một khoản tài chính để giải quyết các vấn đề khác cấp bách hơn.

 

Nguồn: vnexpress.net

Sưu tầm: Lan Hương - P. Kế toán

zalo

Đặt hàng online

zalo