Nghệ thuật kinh doanh của người Nhật với chiến lược đàm phán Win – Win

 

1. Làm Thế Nào Để Kinh Doanh Khi Không Có Sẵn Tiền?

Nhiều người cho rằng muốn kinh doanh thành công là phải có tiền tuy nhiên những người người giàu lại nghĩ khác, không phải cứ có tiền mới có thể kinh doanh. Quan trọng không phải bạn có bao nhiêu tiền mà bạn có chiến lược hay không, bạn có suy nghĩ và khả năng nhìn thấy cơ hội xung quanh trong khi những người khác không nhìn thấy hay không. Đối với những người giàu có họ biết cách dùng tiền và thời gian của người khác làm đòn bẩy để giúp mình thành công. Đây là 1 cách thông minh để giúp họ tiến xa hơn so với người khác.

Sau đây là một câu chuyện có thật về 1 ông chủ người Nhật với bí quyết kinh doanh và chiến lược vô cùng thông minh.

2. Câu Chuyện Kinh Doanh Của Ông Chủ Người Nhật

Trên 1 khu phố đông đúc có 2 shop hoa đều kinh doanh rất thuận lợi. Chủ của shop A là anh A còn trẻ và rất thích kinh doanh, shop B lại thuộc sở hữu của ông B tuổi đã khá cao. Một ngày nọ ông B cảm thấy mình đã già yếu không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc kinh doanh hoa nên ông đã quyết định ngừng công việc làm ăn và thông báo muốn nhượng lại shop B với giá 2 triệu Yên.

Tình cờ có 1 ngày anh A đi qua cửa hàng của ông B và nhìn thấy biển đăng tin muốn nhượng lại cửa hàng. Anh nhận thấy đây là cơ hội vô cùng tuyệt vời nếu anh sở hữu luôn cả shop B thì anh sẽ độc quyền về thị trường hoa ở khu phố này.

Tuy nhiên 2 triệu yên đối với anh không phải là một con số nhỏ mà hiện tại thì anh không thể có đủ tiền. Chỉ có một cách là đi vay ngân hàng nhưng anh sợ trong thời gian làm thủ tục đợi vay người khác sẽ chớp mất thời cơ mua mất shop B. Còn nếu đi vay bạn bè thì cũng không thể huy động được 1 số tiền lớn như vậy trong 1 khoảng thời gian ngắn.

Sau nhiều cách không khả thi, anh A nghĩ không thể vì thiếu tiền mà bỏ cuộc. Anh đã suy nghĩ rất nhiều và nảy ra 1 chiến lược kinh doanh tốt hơn. Nếu anh mua được shop B anh sẽ được lợi vì bán được nhiều hoa hơn, ông chủ shop B cũng có lợi vì bán thành công được cửa hàng. Bên cạnh đó 1 người nữa cũng có lợi là bà chủ đại lý bỏ hàng cho anh A vì anh sẽ lấy nhiều hàng hơn.

Nghĩ thế anh A bắt đầu thực hiện chiến lược WIN – WIN để tất cả các bên cùng có lợi

Đợt đầu năm anh đã ký với bà chủ đại lý bỏ hàng cho anh 1 hợp đồng cung cấp hoa trị giá 25 triệu yên trong vòng 1 năm. Anh quyết định đến gặp bà C- chủ đại lý này và nói chuyện với bà về 1 hợp đồng trị giá 25 triệu yên trong năm tới nữa tuy nhiên bà C phải bỏ ra 0.5 triệu yên để mua hợp đồng này. Bà C cho rằng chi phí đó rẻ hơn rất nhiều so với chi phí đi thuê quảng cáo cho đại lý của mình và đã đồng ý với anh A.

Sau khi đã thỏa thuận thành công với bà C, anh A mang 0.5 triệu yên tới gặp ông B.

Anh A: Chào ông B hôm nay cháu có ý tưởng này giúp ông thu lãi 25 % trong một năm

Ông B thấy số lãi này cao gấp mấy lần ngân hàng nên tỏ ra rất ngạc nhiên và có hứng thú

Anh A nói rằng ông B bán cho anh shop hoa này với giá 2 triệu yên và coi như số tiền này ông cho anh vay lãi. Sau 1 năm ông sẽ có 2.5 triệu yên, hiện tại anh sẽ trả trước phần lãi là 0.5 triệu yên cho ông còn số tiền 2 triệu yên cuối năm sẽ được thanh toán.

Ông B thấy anh A nói rất hợp lý và đã đồng ý yêu cầu của anh.

Như vậy anh A không cần chuẩn bị một chút tiền nào để mua shop B mà lấy 0.5 triệu yên của bà C để trả tiền lãi cho ông B

Ông B bán được shop và có được khoản tiền lãi 0.5 triệu yên

Bà C được thêm 1 hợp đồng 25 triệu yên nữa vào năm sau.

Như vậy cuối cùng cả 3 bên đều có lợi.

Qua câu chuyện có thật của 1 người Nhật có thể rút ra 1 bài học kinh doanh cho những người muốn bắt đầu kinh doanh như sau: Trong việc kinh doanh không phải tiền là tất cả. Điều quan trọng là bạn có đưa ra được 1 chiến lược khôn ngoan hay không. Thực tế khi bắt đầu có rất nhiều những khó khăn nhưng trên hết chúng ta không được đổ lỗi cho hoàn cảnh. Luôn mang trong mình suy nghĩ mang lại giá trị cho những người hợp tác cùng mình để cùng nhau phát triển và hợp tác lâu dài hơn. Làm việc 1 cách khôn ngoan thay vì làm chăm chỉ, tìm ra những chiến lược thông minh thay vì đi theo suy nghĩ lối mòn của người khác.

 

Nguồn: phamngocanh.com

Sưu tầm : Đình Thắng – Tổ hóa

zalo

Đặt hàng online

zalo