Nghệ thuật Kintsukuroi của người Nhật: Chính những khuyết điểm mới làm nên điều hoàn hảo nhất

 

Với những bình gốm hay các vật dụng trong nhà khi bị vỡ đi thì thông thường mọi người sẽ bỏ đi vì nó không còn giá trị nữa. Tuy nhiên ở Nhật các vật dụng bị vỡ được lưu giữ lại và sửa chữa, giá trị của những vật dụng đó đôi khi còn mắc hơn cả các vật lành lặn, đó là nhờ vào Nghệ thuật Kintsukuroi hay còn có tên gọi khác là Kintsugi.

Vậy rốt cuộc đây là nghệ thuật như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

1. Nghệ thuật Kintsukuroi là gì?

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa đậm chất truyền thống, coi trọng kỉ niệm, trân trọng kỉ vật. Họ luôn gấp những nếp khăn thật đẹp để gói những món quà, nấu bữa cơm thật ngon để đãi khách,…Từ những điều đó, người Nhật vô hình chung tạo nên ra một nghệ thuật độc đáo. 

Nghệ thuật Kintsukuroi có thể hiểu đại khái là “hàng gắn bằng vàng”, đây là một loại hình nghệ thuật thủ công truyền thống có từ lâu đời ở Nhật dùng để phục chế đồ gốm, sứ bị vỡ. 

Để thực hiện được việc phục chế này, những nghệ nhân Kintsukuroi sẽ trộn bột vàng, bạc hoặc bạch kim cùng với sơn và trám lên những vết rạn nứt, gắn các mảnh vỡ lại theo vị trí ban đầu.

 

2. Nguồn gốc của nghệ thuật Kintsukuroi

Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nghệ thuật Kintsukuroi, và một trong những câu chuyện hấp dẫn vẫn thường được giới thiệu với du khách là câu chuyện ở thế kỉ XV. 

Câu chuyện kể rằng, Tướng quân Ashikaga Yoshimasa đã gửi một bát trà quý bị hỏng về Trung Quốc nhờ sửa chữa lại. 

Tuy nhiên khi nhận lại nó vẫn chỉ là một bát trà được gia cố lại một cách xấu xí và chẳng đỡ hơn là bao khi vẫn là một chiếc bát vỡ. 

Do vậy những người thợ thủ công Nhật Bản đã tìm ra cách để khiến những vết nứt trở nên thẩm mỹ hơn. Đó chính là sự ra đời của nghệ thuật Kintsukuroi.

 

3. Các cách phục chế của nghệ thuật Kintsukuroi

- Nabi - nứt vỡ hay phục hồi: 

Gắn các vết nứt hay lắp các mảnh bị thiếu trên các vật dụng bằng hỗn hợp với thành phần chính là vàng. Đây chính là phương pháp cơ bản nhất của nghệ thuật Kintsukuroi.

- Kake no kintsugi rei - miếng hay thay thế:

Áp dụng trong trường hợp các mảnh vỡ bị thiếu nên không cùng loại với nhau, trong trường hợp này các nghệ nhận sẽ sử dụng tất cả những chất liệu sẵn có như nhựa, vàng để tạo nên một sản phẩm mới. 

- Yubitsugi - liên kết hay ghép: 

Sử dụng một mảnh vỡ có kích thước như vậy dụng này, nhưng hoạ tiết khác biệt. Dĩ nhiên những mảnh vỡ này phải phù hợp và tương đồng về màu sắc, bố cục tạo nên giá trị của tác phẩm. 

 

4. Ý nghĩa và triết lý sống từ nghệ thuật Kintsugi rei

- Đối với người Nhật, đây không chỉ là một nghệ thuật mà nó còn ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Họ xem việc xử lý và phục chế, sửa chữa như một phần lịch sử thuộc về vật dụng đó. 

- Nghệ thuật Kintsugi mang ý nghĩa lớn lao trong đời sống rằng những vết sẹo, những tổn thương, những vỡ vụn là thứ không cần phải giấu đi, bởi chẳng có ai sống trên đời này mà không phải trải qua những điều đó. Kintsugi thể hiện triết lý trân trọng những sai lầm và những điều không hoàn hảo, không trọn vẹn trong cuộc đời này. 

- Họ không hề sửa chữa để nhằm che giấu những chỗ hỏng trên đồ vật, ngược lại họ muốn phơi bày những khuyết điểm đó một cách trần trụi nhất có thể, từ đó biến nó thành ưu điểm của mình, nâng giá trị của các sản phẩm lên một tầng cao mới. 

- Ngoài ra, việc hàn gắn các đồ vật này còn giúp người Nhật biểu hiện thái độ tôn trọng đối với các mối quan hệ xung quanh. Có yêu quý nhau mới lưu giữ các kỷ niệm dù cho đã hư, vỡ. 

Qua nghệ thuật này, chúng ta càng thêm ngưỡng mộ tính cách của người Nhật. Chỉ từ những vật dụng hư, vỡ cũng có thể tìm ra những giá trị sống đáng quý.

 

Nguồn : miraihuman.com

Sưu tầm: Văn Hiến - P. BKS

zalo

Đặt hàng online

zalo