NGUỒN GỐC CÂU ĐỐI TẾT

 

Câu đối tết có khởi nguồn từ đào phù, tức là tấm bùa bằng gỗ cây đào. Đào phù bắt đầu từ thời nhà Chu, là hai tấm gỗ đào hình chữ nhật treo hai bên cửa. Theo “Hậu Hán thư – Lễ nghi chí” thì: “Đào phù dài 6 tấc (khoảng 20 phân), rộng 3 tấc (khoảng 10 phân), trên đào phù viết tên hai vị Thần chế phục ác ma là Thần Đồ và Uất Lũy. Ngày mồng 1 Tết, treo đào phù ở cửa, có thể khiến trăm loài quỷ đều sợ hãi tránh xa”. Đào phù có thể xua đuổi ma quỷ, trấn áp ma tà, tiêu tai giải họa, đón lành tránh hung.

Đến thời Ngũ Đại, trong cung đình nhà Tây Hán bắt đầu viết câu đối lên đào phù. Theo “Tống sử – Thục thế gia” có viết: Hậu Thục chủ Mạnh Sưởng lệnh cho học sỹ Chương Tốn viết lên đào phù 2 câu đối:

Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân.

Tạm dịch:

Năm mới thừa phúc lành
Tết đẹp mãi trường xuân.

Đây chính là câu đối Tết đầu tiên trong lịch sử các nước Á Đông.

Từ đời Tống trở đi, trong dân gian đã phổ biến tục treo câu đối Tết. Các công sở quan phủ, nha môn, các quan đứng đầu đã bắt đầu tự soạn viết câu đối Tết, để biểu lộ nguyên tắc, tiết tháo, phong cách làm quan của mình.

Đến thời Minh đổi tên gọi đào phù thành “Câu đối Tết” (Xuân liên). Tương truyền, triều Minh Thái Tổ, vào một năm khi Tết đến, Chu Nguyên Chương truyền chỉ cho dân chúng cả nước phải treo một đôi câu đối trước cửa nhà, để biểu thị niềm vui đón mừng năm mới. Khi Chu Nguyên Chương hóa trang vi hành, đọc thấy nội dung những câu đối vô cùng phong phú thì rất mãn nguyện. Đi tiếp, ông thấy trên cửa nhà của một gia đình nọ vẫn chưa có câu đối; hỏi thăm thì biết được đó là nhà của một người chuyên nghề hoạn lợn, chưa nhờ được người viết cho câu đối. Vị hoàng đế này bèn sai tùy tùng lấy giấy bút, rồi vung tay viết đôi câu đối tặng chủ nhà:

Nguồn: dkn.tv

Sưu tầm: Văn Thi - TT. QK7

zalo

Đặt hàng online

zalo