Những rào cản khi làm việc tại nhà và những bí quyết để khắc phục điều đó

 

Đại dịch Covid 19 đang có những biến phức tạp buộc các chủ doanh nghiệp phải cho phép người lao động làm việc ở nhà để đảm bảo an toàn sức khoẻ và góp phần thực hiện chính sách của Nhà Nước. Tuy nhiên, làm việc tại nhà (Work From Home) sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải được kiểm soát và sau đây là những rào cản cũng như những bí quyết để giúp cho người lao động và chủ doamh nghiệp có thể đạt được những hiệu quả mong muốn khi Work From Home.

Làm việc tại nhà đang được xem là mô hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để ứng phó trước đại dịch Covid-19. Trên thực tế, định nghĩa làm việc tại nhà (WFH) đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng nó lại trở nên phổ biến khi dịch bệnh lang nhanh khắp nơi và buộc các doanh nghiệp phải cho nhân viên làm việc tại nhà để đảm bảo được an toàn về sức khoẻ.Tuy nhiên, một thực tế cho thấy khi làm việc tại nhà sẽ xuất hiện hai rào cản lớn, một rào cản đến từ phía người lao động và một còn lại đến từ phía chủ doanh nghiệp.

Rào cản đến từ phía người lao động và cách giải quyết?

Người lao động khi làm việc tại nhà thường vướng phải khá nhiều rào cản tâm lý bản thân. Đầu tiên chính là việc chưa hiểu hết ý nghĩa của việc làm tại nhà. Một thực tế có nhiều người lao động cho rằng làm việc tại nhà chính là việc ở nhà và muốn làm việc như thế nào cũng được. Đây là một hiểu biết hoàn toàn sai lệch bởi vì làm việc tại nhà cũng giống như việc làm tại công ty, vẫn luôn cần đảm bảo KPI và hoàn thành tốt các công việc. Một vấn đề khác chính là người lao động quá dễ dãi với bản thân, họ chỉ nghĩ làm việc tại nhà họ có thể dồn công việc và có thể trích thời gian để làm việc riêng. Bên cạnh đó, tại nhà dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh bởi vì không được giám sát trực tiếp bởi cấp lãnh đạo. Để khắc phục những yếu tố tâm lý người lao động có thể thực hiện các mẹo sau.

Đặt mục tiêu mỗi ngày cho chính mình

Đây được xem là điều quan trọng, bởi vì người lao động không thể làm việc mà không không biết đích đến của ngày đó là gì? Nó sẽ làm cho người lao động rơi vào trạng thái bị động và không đạt được những hiệu quả. Người lao động cần phải chú ý mục tiêu mỗi ngày của cá nhân cần bám sát vào KPI mà cấp quản lý đã đưa ra. Đồng thời, người lao động phải hiểu được rõ ràng làm việc ở nhà cũng chính là làm việc tại công ty, chỉ là họ được thoải mái hơn về tâm lý làm việc.

Bố trí không gian và ứng dụng công nghệ vào làm việc

Không gian làm việc tại nhà cần tránh xa những nơi có thể gây ra sự lười ví dụ như giường hay sofa. Người lao động cần chọn một chiếc bàn và ghế đứng để giúp cho việc tập trung, ngoài ra có thể ngoài làm ở không gian thoáng và có ánh sáng đủ để tránh những tật về mắt. Làm việc tại nhà cũng như làm việc tại công ty, người lao động cần đặt sẵn một công cụ báo giờ để biết được giờ nào làm việc đó. Hơn thế nữa, người lao động nên ứng dụng các công cụ như E-office để có thể quản lý tốt công việc và sau này có thể dễ dàng xuất báo cáo cho ban lãnh đạo.

Rào cản đến từ phía chủ doanh nghiệp và cách giải quyết?

Làm việc tại nhà được biết đến như mô hình ứng dụng nổi tiếng đến Google và Microsoft – hai thương hiệu luôn đứng đầu trong bảng danh sách những công ty đáng làm nhất trên thế giới, tuy nhiên ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam thì làm WFH chính là bài toán đầy cam go và thách thức cho nhiều chủ doanh nghiệp. Câu hỏi được đặt ra chính là làm sao để có thể kiểm soát nhân viên trong quá trình làm việc tại nhà, có nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng làm việc tại nhà khiến cho nhân viên rơi vào trạng thái vừa làm vừa chơi dẫn đến phần nhiều không hoàn thành tốt công việc. Theo một khảo sát đến từ Hiệp Hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn 80% chủ doanh nghiệp rất không hài lòng về việc nhân viên làm việc tại nhà và nó đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra những hướng giải quyết.

Vận dụng công nghệ vào quá trình quản trị

Ứng dụng công nghệ vào quá trình quản trị doanh nghiệp đang được nhiều doanh nghiệp SMEs ứng dụng, vì thực tế có thể thấy rằng việc đưa công nghệ vào điều hành doanh nghiệp đang mang lại những hiệu quả bất ngờ. Việc đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải chọn lựa một nhà cung cấp công nghệ với nhiều những chức năng và bám sát vào hoạt động của doanh nghiệp. Phần mềm tiêu biểu như Văn Phòng Số (E-office), hiện nay đây được xem là phần mềm được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vì nó cho phép chủ doanh nghiệp quản lí công việc của từng cá nhân, nắm bắt được các hoạt động của nhân viên khi làm việc tại nhà. Ngoài ra, nó cũng cho phép nhà quản trị/ cấp quản xuất những báo cáo để biết được nhân viên có hoàn thành công việc hay không và từ đó có những định hướng hỗ trợ.

Hoàn thành KPI cho từng cá nhân

Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp cần phải được lên KPI riêng và cụ thể, đây là điều quan trọng để đánh giá được hiệu quả làm việc của nhân viên. KPI cần phải bám sát vào vị trí và khả năng của nhân viên, người chủ doanh nghiệp tránh việc đặt kỳ vọng quá lớn vào một cá nhân từ đó đặt KPI cao hơn so với khả năng của nhân viên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người lao động cũng như sự chênh lệch trong kết quả cuối cùng của doanh nghiệp.

Những điều chú ý khi sử dụng ứng dụng E-office cho doanh nghiệp?

Một ứng dụng E-office tốt được định nghĩa là phần mềm cung cấp đủ chức năng mà doanh nghiệp muốn. Các chủ doanh nghiệp cần phải chú ý rằng, không phải phần mềm đến từ thương hiệu nổi tiếng đã là tốt, những phần mềm tốt thường đến từ các doanh nghiệp có kinh nghiệm nên được quan tâm nhiều hơn vì các công ty phần mềm lâu năm thường hiểu được quy trình doanh nghiệp tốt hơn. Bên cạnh đó, khi chọn một đơn vị cung cấp ứng dụng, chủ doanh nghiệp cần phải quán triệt với nhân viên để thi hành. Phần lớn các phần mềm hay hoặc dỡ đều đến từ lời nói của nhân viên từ đó ảnh hưởng khá nhiều đến việc chọn phần mềm cho doanh nghiệp.

 

Nguồn: workit.vn

Sưu tầm: Văn Hiến - P. BKS

zalo

Đặt hàng online

zalo