Phong tục truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của người Việt

 

1. Xuất hành

Ngày mùng một Tết Nguyên đán, người Việt chọn giờ đẹp, hướng đẹp hợp với tuổi để xuất hành với hy vọng gặp may mắn cả năm mỗi khi ra khỏi nhà.

Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần…

Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất hành còn để chiêm nghiệm thời tiết. Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi, người ta có thể đoán được năm mới hên hay xui, chẳng hạn:

– Gió Nam: chỉ đại hạn

– Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc

– Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả

– Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải

– Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu

– Gió Đông: chỉ có lụt lớn….

2. Cúng tạ năm mới – lễ hoá vàng

Theo truyền thống, cứ mỗi dịp xuân về Tết đến các gia đình lại làm cơm cúng tất niên để mời tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu. Và đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết thì tiệc xuân đã mãn, con cháu sẽ làm lễ hóa vàng để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.

Lễ hoá vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.

Ngày nay, lễ hóa vàng ngoài được tiến hành vào ngày mùng 3 Tết thì còn được làm từ ngày mùng 4-10 Tết.

Mâm cúng lễ hóa vàng gồm những gì?

Tùy theo điều kiện cũng như hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên cần đảm bảo những món lễ dưới đây:

+ Một mâm cỗ mặn gồm: rượu, thịt, bánh chưng,…

+ Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít;

+ Mâm ngũ quả;

+ Hoa tươi;

+ Hương;

+ Bánh kẹo;

+ Trầu cau, thuốc lá;

+ 2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

3. Phong tục chọn màu đỏ - màu đặc trưng của ngày Tết

Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ. Theo quan niệm dân gian, màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch cũng màu đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, hoa đào,... Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng Tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" 1 mới thôi! Ngay việc chọn trang phục màu đỏ để mặc cũng là một phong tục ngày Tết rất được ưa chuộng.

 

Nguồn:marry.vn, chanhtuoi.com, vanhanhphuc.com

Sưu tầm: Kim Anh – P. HCNS

zalo

Đặt hàng online

zalo