Quản lý kho bãi đúng chuẩn

Kho là một bộ phận lưu giữ tài sản lớn của Công ty, việc quản trị kho hiệu quả, an toàn, chuyên nghiệp mang lại hiệu quả lớn và giảm chi phí cho Doanh nghiệp. Sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng so với trung tâm phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao…


Đối với doanh nghiệp nhỏ, các hoạt động sắp xếp kho bãi, nhập kho, lưu kho và kiểm kê hàng hóa cũng đóng vai trò quan trọng như với doanh nghiệp lớn. Bạn đừng vì nghĩ rằng ‘kho hàng’ của mình đang còn nhỏ nên chưa quan tâm tới các chuẩn mực về quản lý kho. Hãy tham khảo nội dung chia sẻ của bài viết sau để xem các hoạt động quản lý kho bãi cần thực hiện như thế nào nhé. Bài viết này cũng giúp bạn mô tả những nhiệm vụ mà nhân viên kho thường xuyên phải thực hiện, để có thể phân công công việc và đánh giá hiệu quả hàng năm.


Sắp xếp kho hàng


Kho hàng của doanh nghiệp nhỏ có thể không phải là một nhà kho mà là một phòng phía sau hoặc một địa điểm khác chứa các kệ, hộp và thùng đựng. Cách sắp xếp khu vực này có thể tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động và năng suất làm việc của nhân viên, vì thế sắp xếp kho hàng tốt và lên sơ đồ kho hàng là hai hoạt động quản lý kho thiết yếu. Hoạt động sắp xếp kho hàng bao gồm quy trình xác định và gắn nhãn các khu vực để lưu trữ các mặt hàng cụ thể trên sơ đồ kho nói chung, cũng như xác định và gắn nhãn các kệ hàng và thùng hàng chứa một mặt hàng cụ thể.

 

Hoạt động nhập kho


Kiểm tra đơn hàng xem đã hoàn thành chưa, ký biên lai giao hàng và nhận hàng vào kho đều được coi là các hoạt động nhập kho. Nhìn chung, hoạt động nhập kho tạo bước đệm cho việc quản lý hiệu quả dòng chảy của hàng hóa trong kho. Hoạt động kiểm tra đơn hàng xác định chất lượng của các mặt hàng và đảm bảo các mặt hàng được ghi trên đơn hàng đúng với các mặt hàng mà doanh nghiệp nhận được. Việc ký biên lai giao nhận sẽ chuyển trách nhiệm của đơn hàng cho doanh nghiệp, lúc này đơn hàng chính thức được nhận và vận chuyển từ xe tải giao hàng đến khu vực kho hàng.


Hoạt động lưu kho


Hoạt động lưu kho tuân thủ phương pháp tính trị giá hàng tồn kho – thường là “nhập sau, xuất trước” hoặc “nhập trước, xuất trước”, được quyết định bởi chủ doanh nghiệp. Mặc dù nhu cầu của doanh nghiệp quyết định phương pháp tính trị giá hàng tồn kho, hoạt động lưu kho còn bao gồm lưu trữ hàng hóa ở vị trí thích hợp và xoay chúng để nhãn hàng và ngày hết hạn, nếu có, dễ nhìn thấy và đọc được. Hoạt động lưu kho cũng có thể bao gồm điều chỉnh hoặc kiểm tra nhiệt độ trong tủ lạnh, tủ mát hoặc tủ đông cho các mặt hàng đông lạnh hoặc dễ hư hỏng.


Kiểm tra đơn hàng xem đã hoàn thành chưa, ký biên lai giao hàng và nhận hàng vào kho đều được coi là các hoạt động nhập kho. Nhìn chung, hoạt động nhập kho tạo bước đệm cho việc quản lý hiệu quả dòng chảy của hàng hóa trong kho. Hoạt động kiểm tra đơn hàng xác định chất lượng của các mặt hàng và đảm bảo các mặt hàng được ghi trên đơn hàng đúng với các mặt hàng mà doanh nghiệp nhận được. Việc ký biên lai giao nhận sẽ chuyển trách nhiệm của đơn hàng cho doanh nghiệp, lúc này đơn hàng chính thức được nhận và vận chuyển từ xe tải giao hàng đến khu vực kho hàng.


Hoạt động bảo vệ


Hoạt động bảo vệ là cần thiết để quản lý và kiểm soát tốt kho hàng. Hoạt động bảo vệ chủ yếu được thiết lập để ngăn chặn hoặc phát hiện sai lệch hàng lưu kho do nhân viên hoặc khách hàng lấy cắp. Vì thế, các chủ doanh nghiệp hay người quản lý kho thường là người chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách và thực hiện hoạt động bảo vệ. Các hoạt động này bao gồm kiểm kê kho hàng hàng năm và kiểm kê ngẫu nhiên một phần hàng trong kho ở các thời điểm khác nhau trong suốt cả năm, xem lại video giám sát và kiểm tra các bản ghi nhập và xuất hoặc kiểm tra nhân viên khi họ rời khỏi tòa nhà. 


Để cạnh tranh trên thương trường, dịch vụ kho của bạn phải chuyên nghiệp. Muốn như vậy người quản trị kho, đội ngũ nhân viên kho phải được trang bị một số kỹ năng, phương pháp cần thiết để nâng cao năng lực quản trị điều hành kho.


Nguồn: quantrikhobai.blogspot.com
Sưu tầm: Anh Văn - BP.kho

zalo

Đặt hàng online

zalo