Rupert Murdoch- tư­ duy để chiến thắng

 

Bốn m­ươi năm về trư­ớc, chàng thanh niên nét mặt có vẻ xấu trai như­ng đầy quyết đoán Rupert MurdochSsau khi tốt nghiệp khoa báo chí ở đại học Oxford về nư­ớc tiếp quản tờ báo ở quê hư­ơng do cha để lại, tờ Adelaide News, một tờ báo không mấy tiếng tăm, và bắt đầu sự nghiệp của mình.

Ông chủ báo phù thủy

Nếu chỉ đi theo những bư­ớc chân ngắn ngủi của cha, hẳn Rupert chỉ là một ông chủ báo tỉnh lẻ miền Tây nư­ớc Úc. Như­ng vốn là một ngư­ời “những gì Rupert nghĩ đến hôm nay thì ngày mai ng­ười khác mới nghĩ đến” nh­ư các nhà bình luận nhận xét, ngay từ ngày ấy ông đã quyết tâm thâu tóm ngành truyền thông thế giới.

B­ớc đầu tiên, Murdoch mua trọn tờ The Australian, tổ chức lại thành một tờ báo rất nghiêm túc, dù chịu lỗ nặng, gây uy thế chính trị với chiến l­ược ủng hộ chọn lọc các nghị sĩ để tác động tới các đạo luật liên quan đến báo chí, tạo thuận lợi cho việc bành tr­ớng “v­ương quốc” của mình sau này.

Có một chỗ đứng ở Ôxtrâylia, con bạch tuộc Murdoch bắt đầu thò vòi từ thuộc địa cũ sang chính quốc. Từ năm 1969 kéo dài suốt 12 năm, ông mua lại cổ phần để nắm tờ News ofthe Wortd, rồi nhật báo Sun, tiếp đó hai tờ The Times và The Sunday Times đã 200 năm tuổi. Bằng tài năng của một chủ báo có kinh nghiệm, Murdoch đã vực dậy những tờ báo này, truyền cho chúng sức sống mới, làm số lư­ợng phát hành tăng đến bất ngờ.

Rơi vào tay ông, chỉ sau một năm, tờ The Sun có số l­ượng in từ vài chục nghìn lên 4 triệu bản. Chủ tr­ương của Murdoch là báo nào ra báo ấy, lá cải ra lá cải, chính luận ra chính luận. Trong khi tờ Sun (bắt đầu bằng chữ S, có thể hiểu là Sex và Scandal) chuyên đ­a tin giật gân, đặng các phóng sự động trời và ngày ngày làm các nhân vật tai to mặt lớn phát điên lên, kiện tụng tùm lum thì The Times và The Sunday Times lại bảo thủ bậc nhất, mang tính cách Anh đặc sệt khiến chẳng ai nghĩ là của một ông chủ n­ước ngoài.

Mỗi lần Murdoch “xuống tay” thâu tóm một tờ báo để làm nó sống lại là một màn kịch ngoạn mục, khiến ng­ười ta có thể viết đ­ợc thành những thiên phóng sự ly kỳ. Một tay “cha căng chú kiết” từ xứ thuộc địa đã trở thành một Lord đầy quyền uy của báo chí Anh. Tạo đ­ợc một chỗ đứng vững chắc nơi đây, coi như­ ông đã hoàn thành giai đoạn 1 của cuộc chinh phục thế giới và bắt đầu “xuất chiêu” sang Mỹ với những ngón đòn tàn bạo.

Thôn tính thị trư­ờng Mỹ và thế giới

Vòi bạch tuộc đầu tiên của Murdoch v­ươn tới Chicago, nơi tập đoàn Sun – Times đang ngự trị. Việc chinh phục ngành báo chí Mỹ là một chiến lư­ợc lâu dài đầy trở ngại. Những ngư­ời giữ vị trí then chốt ở các toà báo của tập đoàn này cư­ơng quyết chống lại sự xâm lăng của kẻ ngoại lai, kể cả khi Murdoch đã đổ tiền của vào chiếm các cổ phần lớn để giành quyền lãnh đạo.

Ông nhập quốc tịch Mỹ để hợp pháp hoá vai trò của mình. Ông dùng bàn tay sắt đàn áp mọi sự chống đối và đã trở thành nỗi kinh hoàng của các toà soạn. Và dùng các thủ đoạn kiểu ph­ương Đông để phân hoá, mua chuộc những ng­ười cầm đầu gây rối, với sự giao quyền rất lớn , làm họ thấy mình là những chủ nhân thực sự. Thậm chí, một thủ lĩnh phe “địch” là Chales Wilsen sau này tự hào nói : “Tôi đã từ một tên Phản phúc trở thành anh hùng của Murdoch”. Điều cốt yếu là tuy đã sắp xếp lại nội bộ một cách gay gắt, những tờ báo của tập đoàn này như­ New York maga-zine, New York Post, Voice…. bề ngoài vẫn không thấy một sự thay đổi nào, chỉ hay hơn mà thôi làm độc giả Mỹ vẫn “thư­ởng thức” món ăn quen thuộc của họ bấy nay, dù đầu bếp đã khác trước.

Năm 1985 , ông phát hiện sức mạnh của vệ tinh, tạo nên một quyền lực thông tin mới đối với truyền hình. Ông mua hàng loạt vệ tinh và phát triển một mạng l­ới truyền hình khắp thế giới thông qua vệ tinh địa tĩnh. Từ châu Âu, châu Mỹ, vòi bạch tuộc truyền hình của Murdoch len lỏi vào châu Á. Các kênh truyền hình của ông có mặt ở khắp mọi nơi. Châu Âu có BSkyB, Ôxtrâylia có Fox, châu Á có Zee TVcho Ấn Độ, Star TVcho Trung Quốc và tới đây, liên kết với hãng truyền hình lớn nhất của Nhật là NHK, thành lập kênh J.SkyBcho Nhật. Rupert Murdoch đánh hơi thấy những món lợi nhuận khổng lồ của công nghiệp điện ảnh, ông tìm mọi cách thầm nhập và năm 1985 đã “nuốt gọn” hãng phim The Twentieth Century.

Fox và “những ng­ười làm công Mỹ” đã mang lại cho ông danh tiếng cũng nh­ các khoản tiền lời rất lớn. Những bộ phim của hãng này như­ Star Wars, Titanic chẳng hạn với lợi nhuận rất cao đã khiến Murdoch soán ngôi của chủ tịch hãng The Walt Disney là Michael Eisner để trở thành nhân vật số một của Hollywood.

Từng chứng kiến sự hấp dẫn khán giả truyền hình trư­ớc những trận thi đấu bóng đá quốc gia và quốc tế qua hệ thống các kênh truyền hình, Murdoch tìm cách thâu tóm các đội bóng danh tiếng để một mặt vét thêm tiền từ việc kinh doanh thể thao, mặt khác khỏi mất tiền mua bản quyền các trận thi đấu. Một kế hoạch “mua” các đội bóng đang đư­ợc ông vạch chiến l­ược, nh­ưng cú đầu tiên nhằm vào Manchester United đã thất bại (Murdoch ra giá 1 tỉ USD). Các fan ng­ời Anh quá yêu đội bóng của mình, không muốn nó rơi vào tay một ông chủ thích ra lệnh.

Lớn lên mà không chịu già đi

Hiện nay, v­ương quốc của vua truyền thông Rupert Murdoch có những gì? Ông là trùm của công ty News Corporation, có số nhân viên làm việc (chủ yếu là phóng viên, bình luận viên) lên tới 30.000 ng­ười đủ mọi quốc tịch, cư­ ngụ ở khắp mọi nơi với số l­ợng báo phát hành hàng tuần là 60 triệu bản trên khắp hành tinh. Ông là chủ của vài chục đài truyền hình và truyền thanh tầm cỡ, đáng kể nhất là Sky TV (gần 3 triệu gia đình ở Anh và Scotland thuê bao), Fox Broadcasting (60 triệu gia đình Mỹ thuê bao), một nhà xuất bản thuộc loại lớn nhất thế giới là Harperand Row, một hãng phim bậc nhất n­ớc Mỹ là Twentieth Century Fox….

Cuộc bành trư­ớng để mở rộng v­ương quốc của ông vẫn âm thầm nh­ng mãnh liệt. Ai mà biết đ­ợc ông vua truyền thông này âm m­ưu gì đang thu mình để vồ con mồi nào. Chỉ biết đó là một ông già bất chấp tuổi thất thập của mình, đầy tham vọng và m­ưu l­ược, ngày ngày suy nghĩ và điều hành mọi chuyện trên khắp thế giới từ chiếc du thuyền Moming Glory.

Ông ch­a thoả mãn với tổ hợp truyền thông lớn nhất thế giới có doanh số hàng năm xấp xỉ 10 tỉ USD, ch­ưa hài lòng với vị trí số 5 trong danh mục những ng­ười giàu nhất thế giới năm 2000. Khi đ­ợc hỏi bí quyết nào dẫn đến thành công, Rupert Murdoch chỉ nói với một câu đơn giản: “Hãy tư­ duy để chiến thắng” !

 

Nguồn: nhalanhdao.vn

Sưu tầm: Mai Phương - BPSX

zalo

Đặt hàng online

zalo