Sai Sót Trong Công Việc: Sửa Chữa Thế Nào Để Được Đánh Giá Cao?

 

Dẫu cho chúng ta đã rất kỹ lưỡng nhưng vẫn không thể tránh khỏi một số sai sót trong công việc không mong muốn. 

Bạn sẽ chấp nhận thất bại hay đứng lên sửa chữa lỗi lầm?

Bạn sợ rằng sẽ bị trách phạt và đánh mất lòng tin từ đồng nghiệp và cấp trên?

Điều đó chỉ xảy ra khi bạn thiếu sót kỹ năng giải quyết tình hình, chưa biết được tiến trình cần có để vượt qua những sai sót trong công việc. Để xử lý công việc hiệu quả, hãy làm theo các bước sau đây.

Phân tích tình hình

Sai sót trong công việc là điều không ai mong muốn nhưng vẫn là những bài học rất đáng trân trọng. 

Bạn có bình tĩnh hay không, có thực sự trưởng thành hay không chính là khi bạn phân tích được tình hình và nhận ra được mấu chốt của sai sót. Từ đó, vận dụng khả năng phân tích để tìm ra được các hướng giải quyết tốt.

Thành khẩn thừa nhận sai sót trong công việc

Dẫu hậu quả của những sai sót trong công việc lớn hay nhỏ thì thành thật vẫn là cách tốt nhất. 

Bạn sẽ khó có thể tự mình quyết định một điều gì đó để sửa sai mà không có sự góp ý và trợ giúp từ những người khác, đặc biệt là trong những trường hợp gây ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty với bên ngoài.

Chính vì vậy, thành thật nhận lỗi sai cũng chính là cách thông báo và kêu gọi sự giúp đỡ để có thể xử lý công việc hiệu quả. Ngược lại che dấu hay cố tình bóp méo sự việc, đổ lỗi cho những người khác sẽ chỉ khiến cấp trên đánh giá bạn là người không đáng tin cậy.

Đề xuất giải pháp khắc phục

Trong một số trường hợp, nhận lỗi chưa chắc đã là đủ. Sau khi thừa nhận những sai sót trong công việc, bạn nên đưa ra những gợi ý về biện pháp khắc phục. 

Điều này sẽ thể hiện bạn là người có trách nhiệm, cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề dưới áp lực cao. Từ đó, lấy lại lòng tin và sự tín nhiệm.

Tất nhiên là những biện pháp khắc phục này phải trực diện và có khả năng triển khai. Đừng quá “hô mây gọi gió” vì chúng sẽ khiến bạn trở thành người thiếu trải nghiệm trên thương trường thay vì là một người xử lý công việc hiệu quả.

Tự mình khắc phục

Một trong những nguyên tắc khi xảy ra sai sót trong công việc chính là hãy tự mình giải quyết chúng. Cho dù cần tới sự hỗ trợ từ người khác, bạn cũng chỉ nên nhờ sự giúp đỡ chứ đừng ủy thác cho một ai giải quyết những lỗi lầm của mình. 

Khi tinh thần trách nhiệm được đề cao, cũng là lúc bạn thể hiện mình sẵn sàng cho những vị trí và nhiệm vụ lớn hơn trong tương lai. 

Cam kết không tái phạm sai lầm

Bạn cần cho sếp thấy một sự chắc chắn bằng lời cam kết trực tiếp. Đa phần con người ta chỉ cần thế là đủ hình thành một niềm tin với người đã có sẵn tín nhiệm. 

Không cần viết giấy, không cần thề hứa, chỉ cần là lời thật tâm từ bạn và cho những cộng sự thấy được sự quyết tâm muốn tiến bộ của bạn. Sai sót trong công việc sẽ được xem là bài học kinh nghiệm ngay sau đó.

Đương nhiên bạn sẽ phải cẩn trọng hơn với cam kết của mình, không được phép mắc lại sai lầm đó lần hai.

Liên tục trau dồi kỹ năng

Thu nạp thêm kiến thức bổ ích về chính những vấn đề mình đã phạm lỗi cũng là một cách sửa chữa sai sót trong công việc. Điều này hoàn toàn có ích cho bạn, giúp cải thiện bản thân và nâng cao khả năng chuyên môn mỗi ngày.

Hầu hết mọi sai lầm đều là do ta thiếu kinh nghiệm hoặc hổng kiến thức. Việc bạn nỗ lực để nâng cấp những trải nghiệm thực tiễn, cũng như cách bạn quyết tâm để không lặp lại sai lầm sẽ khiến cấp trên trọng dụng gấp bội phần.

Hãy nhớ: “Thành công là một hành trình chứ không phải điểm đến”, đừng vì một điểm đến sai mà nghĩ tiêu cực. Bạn có quyền cho phép mình được thất vọng nhưng đừng để điều đó thiêu đốt những năng lượng tích cực của mình.

Bạn buồn, nó là điều hiển nhiên phải xảy ra. Gặm nhấm nỗi buồn cũng là một cách để suy ngẫm. Nhưng chỉ buồn chứ đừng sợ hãi vì sai lầm đó, bạn sẽ chẳng thể vực dậy để giải quyết chúng đâu. Xem chúng như một bài học nhất định xảy ra, đúc kết kinh nghiệm và rèn luyện chính mình.

 

Nguồn: glints.com

Sưu tầm: Thi Ha - P. KTSX

 

zalo

Đặt hàng online

zalo