Sếp mới làm gì khi bị nhân viên cũ “bật"

 

Bạn vừ mới đảm nhiệm một cương vị mới và đồng nghiệp cũ không cam tâm vào điều này, họ luôn chống đối ngầm lại bạn, phản bác lại lời nói, giao việc thì làm cho có... Vậy giải pháp nào cho câu chuyện phức tạp và dường như không có hồi kết này.

Dưới đây VIỆC TÌM NGƯỜI sẽ đưa ra những cách giải quyết, hi vọng bạn sẽ tìm ra được một cách hợp lí để áp dụng vào trường hợp của mình đang gặp phải.

Sếp mới làm gì khi bị nhân viên cũ “bật lại”

Giữ cho mình luôn bình tĩnh

Thật sai lầm khi bạn mới nhận chức mà đã làm lớn chuyện với nhân viên, điều đó chỉ có lợi cho những người có ác ý với bạn.
Thay vào đó, bạn cần học cách kìm nén cảm xúc, bình tĩnh giải quyết vấn đề, hãy thể hiện cho họ bạn là một lãnh đạo điềm đạm trong mọi tình huống, hãy thể hiện cho họ thấy bạn là người lãnh đạo đủ năng lực chuyên môn chứ không phải là người nhỏ mọn, chấp vặt những chuyện nhỏ.

Hãy nói chuyện với họ, thay vì tỏ ra lạnh lùng

Một trong những sai lầm mà nhiều vị sếp hay mắc phải là trở nên xa cách với nhân viên. Dù trong giờ hay ngoài giờ làm việc, các sếp luôn tỏ bộ mặt lạnh lùng, mà quên đi sự gần gũi, điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết của phòng.

Bạn hãy thử một nở nụ cười với nhân viên, ngoài giờ làm việc hãy thử nói chuyện phiếm với nhân viên, tôi chắc chắn một điều rằng không khí trong văn phóng sẽ thoải mái và năng suất công việc cũng vì thế mà tăng lên đó.

Hãy để thực lực chứng minh

Một người lãnh đạo muốn chiếm được sự nể phục của nhân viên thì trước tiên bạn phải là người giỏi hơn họ, vì vậy hãy làm việc nghiêm túc và hãy chứng minh cho họ thấy bạn hoàn toàn phù hợp với trí này, chỉ có vậy tiếng nói của bạn mới có trọng lượng.
Nhưng bạn cũng không nên đắc ý quá, hãy là một nhà lãnh đạo giỏi nhưng không kiêu ngạo, biết tiếp thu và lắng nghe ý kiến của nhân viên để từ đó hoàn thiện bản thân mình.

Câu chuyện sếp – nhân viên hay “ma cũ bắt nạt ma mới” có lẽ còn là câu chuyện còn nhiều điều để nói. Nhưng quan trọng nhất, đừng quên, dù bạn có là sếp mới hay nhân viên cũ, thì tất cả đầu làm việc chung một tổ chức , vì thế, hãy giúp đỡ nhau thay vì gây cho nhau những thế khó khi làm việc chung.

Luôn giữ thái độ vui vẻ với mọi người

Bạn vừa mới tìm được một công việc mới hay vừa mới được bổ nhiệm lên làm sếp và không thể tránh khỏi những ánh mắt khinh bỉ cũng như lời nói của những nhân viên đặc biệt là người luôn muốn tranh giành cái vị trí đó với bạn. Đừng lo lắng thay vì việc tỏ ra cáu gắt các bạn hãy bình tĩnh làm việc một cách chu đáo, hòa đồng với mọi người trong công ty. Để họ nhận ra cho dù bạn là một ông sếp trên họ nhưng họ luôn luôn được mọi người tôn trọng, dần dần chắc chắn họ sẽ nể phục bạn trong cách lãnh đạo và đối xử với nhân viên. Không có một nhân viên nào ghét bỏ sếp của mình, chỉ là gặp phải những ông sếp "hãm tài" không biết tôn trọng nhân viên mà thôi. 

Phẩm chất cần có của người quản lý giỏi

Những người lãnh đạo giỏi và quản lý tốt được xác định thông qua việc bạn thật sự là người lãnh đạo giỏi và quản lý như thế nào trong công ty của mình. Một ông chủ giỏi là người không ngừng truyền cảm hứng tích cực cho nhân viên của mình mà còn giúp nhân viên ngày càng muốn cống hiến và tận tụy cho công ty. Nếu bạn là người quản lý và muốn trở thành một người quản lý tài ba thì bạn cần có một số yếu tố như sau:

Ghi nhận năng lực của nhân viên

Khi mọi thức trong công ty đang được tổ chức một cách tốt đẹp nhất bạn hãy cho mọi người biết được những điều đó từ sớm. Công nhận những thành tích mà nhân viên của mình làm việc sẽ góp phần giúp bạn đóng góp một phần quan trọng trong quá trình làm việc của mình. Hãy biến những thành quả của nhân viên mình bằng những đóng góp mà bạn mong muốn ở họ hay những công việc mà họ đã hoàn thành. Theo một số cuộc nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn ghi nhận năng lực của nhân viên sẽ tạo được động lực cho họ có thể phấn đấu trong tương lai.

Thúc đẩy mọi mong muốn của bản thân

Để thúc đẩy mong muốn làm việc của bản thân các nhân viên bạn nên  đặt ra cho các nhân viên của mình một số tiêu chuẩn riêng về năng suất làm việc, giao tiếp và tính chuyên nghiệp trong công việc. Trong giai đoạn đầu làm việc bạn nên tránh tình trạng quy kết lỗi cho bất cứ cá nhân nào vì việc kém hiệu suất trong công việc. Bên cạnh đó bạn nên tìm cách quay lại và theo sát các tình hình công việc cùng với nhân viên. Bạn cũng không nên hạ thấp tiêu chuẩn làm việc mà hãy chung tay cùng với nhân viên của mình có thể hoàn thành tốt được yêu cầu công việc.

Bằng sự quan sát, thấu hiểu sẽ giúp bạn nhìn nhận ra các vướng mắc, khó khăn mà nhân viên đang gặp phải, từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất cho bản thân.

Khả năng giao tiếp

Với người lãnh đạo khả năng giao tiếp rõ ràng, chuyên nghiệp sẽ khiến bạn tạo được lòng tin. Khi đó các nhân viên sẽ luôn mong muốn nhận được những phản hồi, đánh giá trung thực nhất của bạn dành cho họ. Để đưa ra được những phản hồi tin cậy người quản lý cần thực sự thấu hiểu văn hóa trong công ty, các nhân viên của mình.

Khi tất cả mọi hoạt động trong công ty đang hoạt động hết sức chuyên nghiệp và tốt nhất thì bạn nên xem xét lại các vấn đề phát sinh bằng cách trao đổi trực tiếp với nhân viên về những gì mà bạn đang quan tâm. Hãy luôn nhớ rằng giao tiếp chính là một trong những chìa khóa giúp bạn có thể truyền được cảm hứng và giải quyết được các sự cố một cách tốt nhất.

Tin tưởng nhân viên

Là một người lãnh đạo bạn nên biết cách tin tưởng nhân viên của mình, người quản lý có lòng tin vào nhân viên chính là người có khả năng và đầy trách nhiệm trong mọi công việc. Bên cạnh đó khi bạn tạo ra được ý thức trong cộng đồng mạnh mẽ thông qua các hoạt động trong công ty thì bạn nên thiết lập được sự tin tưởng. Tạo ra môi trường làm việc tích cực, an toàn bằng thái độ giao tiếp cởi mở, chân thành. Bạn hãy luôn tin tưởng rằng nhân viên của bạn sẽ đáp ứng được tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra cho mình và bạn cần phải làm sao để có thể hoàn thiện công việc này một cách tốt nhất.

Phát triển

Việc thiết lập một nền tảng cho nhân viên vì sự thành công không bao giờ là thất bại. Bạn có thể cung cấp cho nhân viên của mình các công cụ, kỹ năng cần thiết để có thể tạo được một hiệu suất công việc tốt nhất. Bên cạnh đó bạn nên khuyến khích nhân viên của mình có thể nhìn ra thế mạnh của mình để tạo được động lực cho bản thân. Khi có thể bạn hãy kết hợp hết tất cả những điều này để thúc đẩy họ trong các công việc hàng ngày.

Dẫn dắt mọi việc

Bạn nên đảm bảo rằng nhân viên của mình luôn cảm thấy thử thách trong tất cả mọi công việc nhưng không đươc để công việc khiến họ cảm thấy quá tải. Bạn nên duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, có tổ chức và ổn định, nơi họ có thể cảm thấy dễ chịu và làm việc hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn cũng cần giao khối lượng công việc phù hợp nhất cho từng người để họ có thể phát huy tối đa thế mạnh bản thân của mình.

Đồng hành cùng nhân viên

Điều khiến nhân viên có thể hài lòng trong công viejc đó chính là họ được đánh giá cao. Nhưng điều đó không phải là tất cả mà bạn nên trực tiếp tham gia vào công việc với họ. Hãy tạo ra và nuôi dưỡng nhân viên và tạo được cho họ một môi trường mà họ muốn gắn bó và có thể tạo ra hiệu suất trong công việc cao nhất. Các nhan viên trong công ty đều có thể cảm giác rằng họ là thành viên của một cộng đồng, họ có kỹ năng, trình độ chuyên môn tốt và thành công trong công việc.

Với những thói quen mà bạn xây dựng được trong công việc sẽ tác động rất lớn đến suy nghĩ của nhân viên. Vì thế để trở thành người lãnh đạo tài giỏi bạn nên đồng hành cùng nhân viên trong mọi công việc

Kiểm tra kiến thức của bản thân

Trên thực tế trước khi khởi nghiệp những nhà lãnh đạo cần biết điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì để có thể khắc phục. Để làm được điều này người lãnh đạo cần biết kiểm tra lại những kinh nghiệm của mình với những người đi trước xem có điểm gì cần phải thay đổi hay không để tìm ra được hướng đi phù hợp nhất.

Nên có một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm

Bạn có thể tìm kiếm ngay trong công ty của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm lâu năm để học hỏi và vận dụng những cách ứng xử tốt nhất trong môi trường công sở. Bên cạnh đó bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của những người quản lý giỏi nơi khác để nhờ họ cố vấn cho mình trong công việc.

Học hỏi và tự đào tạo lại

Đừng bao giờ bạn coi việc học hành của mình là đủ để làm lãnh đạo mà bạn nên thường xuyên học lại và cập nhật các kiến thức mới. Hiện tại có rất nhiều công ty đang cung cấp cho nhân viên các khó học phát triển kỹ năng quản ký, vì thế bạn không nên bỏ qua những kỹ năng này.

Đặt nhân viên của mình lên trên hết

Một người lãnh đạo nên biết nhân viên là tài sản quý báu của công ty, nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ cho nhân viên để đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó có thể ủng hộ các quyết đinh của bạn.

Hi vọng, những chia sẻ của web VIỆC LÀM sẽ hữu ích cho các bạn trong việc trau dồi các kiến thức cho bản thân để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Chúc các bạn xây dựng được môi trường công sở ngày càng chuyên nghiệp và lành mạnh.

 

Nguồn: toptinonline.com

Sưu tầm: Kim Mỹ - BP. Kho

zalo

Đặt hàng online

zalo