Tại sao cần xây dựng sự tín nhiệm trong một tổ chức?

 

Xây dựng sự tín nhiệm trong tổ chức từ lâu đã là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Người lãnh đạo tạo ra được sự tin cậy với các nhân viên của mình có thể phát huy tối đa năng lực của họ để đạt được mục tiêu chung, và ngược lại người nhân viên tín nhiệm cấp trên của mình sẽ sẵn sàng dấn thân với những thách thức chung của tổ chức.

Sự tín nhiệm là gì?

Trong cuốn sách “Tốc độ của niềm tin (The speed of trust), Stephen Covey đã mô tả sự tín nhiệm bằng một phương thức rất đơn giản

“Niềm tin có nghĩa là sự tin tưởng. Sự đối lập của niềm tin chình là sự nghi ngờ. Khi bạn tin tưởng mọi người, bạn có niềm tin vào họ – vào sự chính trực và khả năng của họ. Khi bạn không tin tưởng mọi người, bạn sẽ nghi ngờ họ – về tính chính trực, khả năng của họ.”

Nếu gọi một tổ chức là tòa nhà thì sự tín nhiệm chính là lớp vữa gắn kết và giữ vững viên gạch – các thành viên – lại với nhau. Trong mỗi tổ chức, ngoài những nhà lãnh đạo xuất sắc và những nhân viên tài năng, sự gắn bó mật thiết giữa những cá nhân này với nhau là cực kỳ cần thiết để mọi công việc được diễn ra suôn sẻ. Thứ có thể tạo ra mối liên kết vô hình giữa tập thể đó chính là sự tín nhiệm, niềm tin giữa các cá nhân với nhau.

Tầm quan trọng của việc xây dựng sự tín nhiệm trong tổ chức

Theo www.greatplacetowork.com, các tổ chức sở hữu sự tín nhiệm cao sẽ có lợi nhuận cổ phiếu tăng gấp 2 đến 3 lần so với trung bình thị trường, tỷ lệ nhân viên thôi việc sẽ thấp hơn 50% so với đố thủ cạnh tranh trong ngành, đồng thời gia tăng cấp độ đổi mới, sự hài lòng của khách hàng, sự gắn kết nhân viên, sự linh hoạt của tổ chức. Những thống kê trên đã cho thấy – xây dựng sự tín nhiệm trong tổ chức chính là một kỹ năng cực kỳ quan trọng, vô cùng cần thiết cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào để dẫn dắt đội ngũ hướng tới thành công chung của tổ chức.

 

Cũng trong cuốn sách “Tốc độ của niềm tin”Stephen Covey đã viết nên một phương trình “niềm tin” vô cùng trực quan và ý nghĩa:

 

↑ Trust = ↑ Speed ↓ Cost (↑ Niềm tin = ↑ Tốc độ ↓ Chi phí)

 

Khi sự tín nhiệm trong doanh nghiệp được tăng cường, hiệu suất làm việc của nhân viên được gia tăng và chi phí sản xuất giảm đi vì nhân viên có thể làm được nhiều việc hơn.

 

↓ Trust = ↓ Speed ↑ Cost (↓ Niềm tin = ↓ Tốc độ ↑ Chi phí)

 

Ngược lại, một khi sự tín nhiệm trong tổ chức có dấu hiệu bị tàn phá, hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ giảm đi và chi phí sản xuất sẽ tăng lên vì nhân viên làm được ít việc hơn.

Nói tóm lại, xây dựng sự tín nhiệm trong tổ chức giúp tạo dựng một môi trường làm việc hiệu suất cao để trước nhất là tăng cường nội lực, từ đó gia tăng sự hài lòng của khách hàng, mang lại doanh thu và lợi nhuận ổn định cho tổ chức.

 

Nguồn: hrinsider.vietnamworks.com

Sưu tầm: Bảo Châu- P. Kế Toán

zalo

Đặt hàng online

zalo